Pháo hoa Canh dao tet Tet Nguyen Dan taiviet.net-noel

Tin tức

BẢN TIN HẢI QUAN

Tác giả : AA006 | 23 - 02 - 2021 | 11:44 AM | 1736 Lượt xem

Tài Việt gửi đến bạn đọc văn bản pháp luật đáng chú ý trong lĩnh vực Hải Quan thời gian vừa qua :

TỔNG HỢP TRẢ LỜI VƯỚNG MẮC TRIỂN KHAI LUẬT QUẢN LÝ THUẾ NĂM 2019, 

NGHỊ ĐỊNH SỐ 126/2020/NĐ-CP

I. VỀ ẤN ĐỊNH THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

1. Điều 52 Luật quản lý thuế năm 2019, Điều 17 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP

-Về ấn định thuế: Việc ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được quy định tại Điều 52 Luật quản lý thuế năm 2019, Điều 17 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ.

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 52 Luật quản lý thuế năm 2019, thì cơ quan hải quan ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong trường hợp: “a) Người khai thuế dựa vào các tài liệu không hợp pháp để khai thuế, tính thuế; không khai thuế hoặc kê khai không chính xác, đầy đủ nội dung liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế”.

Theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 17 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định cơ quan hải quan ấn định thuế đối với trường hợp: “b) Người khai thuế không kê khai hoặc kê khai không chính xác, đầy đủ nội dung liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế; kê khai sai đối tượng miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế; quá thời hạn quy định người khai thuế không báo cáo hoặc báo cáo số liệu không chính xác với cơ quan hải quan; quá thời hạn quy định người khai thuế không nộp bổ sung hồ sơ khai thuế theo yêu cầu của cơ quan hải quan hoặc đã nộp bổ sung hồ sơ khai thuế nhưng không đầy đủ, chính xác các căn cứ tính thuế đế xác định số thuế phải nộp”.

Căn cứ quy định trên thì trường hợp người khai thuế kê khai không chính xác, đầy đủ nội dung liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế thì thuộc trường hợp bị ấn định thuế theo quy định.

- Về xử lý vi phạm:

Khoản 2 Điều 142 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và Điều 9 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan quy định hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu.

Nội dung hướng dẫn ghi Biên bản vi phạm hành chính được quy định tại Mẫu số MBB 01 ban hành kèm Thông tư số 90/2020/TT-BTC ngày 11/11/2020 của Bộ Tài chính quy định các Biểu mẫu sử dụng để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.

Để khắc phục tình trạng mô tả hành vi “khai sai” theo Nghị định 128/2020/NĐ-CP sẽ không thống nhất với hành vi “khai không chính xác” theo quy định tại Nghị định số 126/2020/NĐ-CP , khi lập biên bản công chức cần đồng thời sử dụng các cụm từ “khai không chính xác, không đầy đủ, khai sai” để làm cơ sở ấn định thuế, xử lý vi phạm hành chính theo quy định.

2. Điểm b khoản 4 Điều 17 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP

- Về việc khai bổ sung báo cáo quyết toán, ấn định thuế:

Căn cứ quy định tại điểm c khoản 2 Điều 60 Thông tư số 38/2015/TT-BTC đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 39 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC quy định về sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán.

Căn cứ quy định tại Điều 52 Luật quản lý thuế năm 2019, Điều 17 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Trường hợp doanh nghiệp phát hiện sai sót trong việc lập báo cáo quyết toán và thực hiện sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán theo đúng quy định của pháp luật về hải quan thì cơ quan hải quan không thực hiện ấn định thuế.

Trường hợp sau khi kiểm tra báo cáo quyết toán, kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người nộp thuế, cơ quan hải quan đã ban hành quyết định ấn định thuế đối với số lượng hàng hóa không đủ điều kiện miễn thuế thì doanh nghiệp không được thực hiện sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán với cơ quan hải quan.

- Về việc hoàn trả tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính: việc hoàn trả tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Điều 6 Thông tư số 153/2013/TT-BTC ngày 31/10/2013 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục thu, nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt vi phạm hành chính. Đề nghị Cục Hải quan tỉnh Bình Phước căn cứ vào quy định nêu trên để xem xét xử lý.

3. Điểm m khoản 4 Điều 17 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP

a. Theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Thông tư số 60/2019/TT-BTC ngày 30/8/2019, thì:

“b. Hàng hóa nhập khẩu đã sử dụng tại Việt Nam có thay đổi mục đích sử dụng so với mục đích đã được xác định thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế:

b) Hàng hóa nhập khẩu khác:

b.1) Trường hợp hàng hóa thay đổi mục đích để tiêu hủy, trị giá hải quan là trị giá khai báo;

b.2) Trường hợp hàng hóa thay đổi mục đích để bán: trị giá hải quan là trị giá khai báo được xác định trên cơ sở giá thực tế bán. Trường hợp cơ quan hải quan có căn cứ xác định trị giá khai báo không phù hợp thì xác định trị giá hải quan theo phương pháp xác định trị giá quy định tại Thông tư này, phù hợp với thực tế hàng hóa;

b.3) Ngoài các trường hợp nêu tại điểm b.1 điểm b.2 khoản này, trị giá hải quan là trị giá khai báo. Trường hợp cơ quan hải quan có căn cứ xác định trị giá khai báo không phù hợp thì xác định trị giá hải quan theo phương pháp xác định trị giá quy định tại Thông tư này, phù hợp với thực tế hàng hóa”.

Trường hợp hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, không chịu thuế, người khai thuế cầm cố, thế chấp để làm tài sản bảo đảm các khoản vay, trường hợp tổ chức tín dụng phải xử lý tài sản cầm cố, thế chấp theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ thì thời điểm để xác định trị giá tính thuế là thời điểm tổ chức tín dụng xử lý tài sản cầm cố, thế chấp.

Trị giá hải quan là trị giá khai báo được xác định trên cơ sở giá thực tế bán theo quy định tại điểm b.2 khoản 2 Điều 17 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Thông tư số 60/2019/TT-BTC ngày 30/8/2019 của Bộ Tài chính.

4. Điểm m khoản 4 Điều 17 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP

a) Trường hợp xử lý tài sản cầm cố, thế chấp trước ngày 5/12/2020 (thời điểm Nghị định 126/2020/NĐ-CP) có hiệu lực:

Căn cứ quy định tại Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 (sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018) của Chính phủ quy định hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế nhập khẩu đã được giải phóng hàng hoặc thông quan nhưng sau đó thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa thì phải khai tờ khai hải quan mới. Chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới.

Căn cứ Điều 21 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 (sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018) của Bộ Tài chính quy định nguyên tắc thực hiện khai thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa: Việc chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa đã làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu chỉ được thực hiện sau khi người khai hải quan hoàn thành thủ tục hải quan đối với tờ khai hải quan mới; Hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa, người nộp thuế phải kê khai, nộp đủ tiền thuế, tiền phạt (nếu có theo quy định).

Căn cứ quy định nêu trên, tài sản bảo đảm là hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế nhưng có thay đổi mục đích được miễn thuế (bị kê biên, bán đấu giá để thực hiện nghĩa vụ trả nợ với Ngân hàng) thì Công ty (chủ hàng hóa) phải khai tờ khai hải quan mới và kê khai, nộp đủ các loại thuế ở khâu nhập khẩu trước khi thực hiện kê biên, bán đấu giá.

Trường hợp tài sản bảo đảm là hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế chưa hoàn thành thủ tục hải quan khai thay đổi mục đích sử dụng nhưng đã thực hiện kê biên, bán đấu giá, cơ quan hải quan căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11, khoản 3 Điều 33 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ ban hành quyết định ấn định thuế đối với hàng hóa nhập khẩu miễn thuế thay đổi mục đích sử dụng. Công ty có trách nhiệm nộp đủ tiền thuế ấn định, tiền phạt vi phạm hành chính, tiền chậm nộp cho cơ quan hải quan.

Trường hợp Công ty không thực hiện nghĩa vụ thuế đối với hàng hóa nhập khẩu miễn thuế thay đổi mục đích sử dụng, cơ quan hải quan ban hành Quyết định ấn định thuế kèm thông báo về việc ấn định thuế đối với hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng cho cơ quan, tổ chức thu tiền bán đấu giá để thực hiện trích nộp tiền thuế, tiền chậm nộp từ tiền bán đấu giá cho cơ quan hải quan.

(Về vấn đề này, TCHQ đã có công văn số 1670/TCHQ-TXNK ngày 17/3/2020 hướng dẫn thực hiện).

b) Trường hợp xử lý tài sản cầm cố, thế chấp từ ngày 5/12/2020 (thời điểm Nghị định 126/2020/NĐ-CP) có hiệu lực:

Căn cứ quy định tại điểm m khoán 4 Điều 17 nghị định số 126/2020/NĐ-CP, thì cơ quan hải quan ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong trường hợp: Hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, không chịu thuế, người khai thuế cầm cố, thế chấp để làm tài sản bảo đảm các khoản vay, trường hợp tổ chức tín dụng phải xử lý tài sản cầm cố, thế chấp theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ nhưng người khai thuế chưa kê khai tờ khai hải quan mới, nộp đủ thuế theo quy định của pháp luật về hải quan.

Căn cứ quy định tại khoản 6 Điều 30 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP, thì: Hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, không chịu thuế, người nộp thuế cầm cố, thế chấp để làm tài sản bảo đảm các khoản vay nhưng ngân hàng thương mại phải xử lý tài sản cầm cố, thế chấp theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ thì ngân hàng thương mại cung cấp thông tin về hàng hóa cầm cố, thế chấp cho cơ quan hải quan để thực hiện ấn định thuế, ngân hàng thương mại có trách nhiệm nộp thuế thay cho người nộp thuế theo quyết định ấn định thuế của cơ quan hải quan.

5. Điểm k khoản 4 Điều 17 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP

- Xuất khẩu ít nhưng khai nhiều;

- Xuất nhiều nhưng khai ít;

- Xuất khẩu nhưng không khai báo.Về việc chứng minh số lượng nguyên liệu, vật tư chênh lệch dương vẫn được doanh nghiệp sử dụng đúng mục đích gia công, sản xuất xuất khẩu:

a. Trường hợp hàng hóa đã xuất khẩu, cơ quan Hải quan yêu cầu doanh nghiệp chứng minh và cung cấp các chứng từ kế toán để chứng minh số lượng nguyên liệu, vật tư chênh lệch dương đã được doanh nghiệp sử dụng đúng mục đích gia công, sản xuất xuất khẩu.

b. Trường hợp nguyên liệu, vật tư chênh lệch dương vẫn còn lưu kho, doanh nghiệp có bản cam kết sử dụng đúng mục đích gia công, sản xuất xuất khẩu, đồng thời thực hiện đưa vào báo cáo nhập xuất tồn của năm tiếp theo.

c. Trường hợp xác định được nguyên nhân dẫn đến chênh lệch do hành vi khai sai của doanh nghiệp

Căn cứ quy định tại điểm k khoản 4 Điều 17 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP, thì: "Trường hợp nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất xuất khẩu chênh lệch âm (ít hơn) hoặc dương (nhiều hơn) so với số liệu đã báo cáo cơ quan hải quan, cơ quan hải quan đã xác định được nguyên nhân dẫn đến chênh lệch âm hoặc dương thì căn cứ hành vi vi phạm để xử lý và thực hiện ấn định thuế đối với toàn bộ phần chênh lệch bao gồm cả phần chênh lệch âm và phần chênh lệch dương". Các hành vi dẫn đến chênh lệch sau đây sẽ bị xử lý:

(i) Ở khâu nhập khẩu:

- Nhập số lượng hàng hóa nhiều hơn so với số lượng ghi trên tờ khai hải quan;

- Nhập hàng hóa nhưng không khai báo trên tờ khai hải quan;

- Nhập khẩu hàng hóa ít hơn số lượng khai trên tờ khai hải quan;

(ii) Ở khâu sản xuất:

- Bán nguyên liệu, vật tư ra thị trường nội địa

- Mua nguyên liệu, vật tư từ thị trường nội địa mà không khai báo Hải quan;

- Đánh tráo nguyên liệu, vật tư nhập khẩu với nguyên liệu, vật tư mua trong nước;

- Khai khống định mức;

(iii) Ở khâu xuất khẩu:

 6. Khoản 7 Điều 17 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP

Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 5/3/2020 của Chính phủ về công tác văn thư, thì:

“1. Cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ thủ trưởng

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký tắt cả văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành: có thể giao cấp phó ký thay các văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách và một số văn bản thuộc thẩm quyền của người đứng đầu. Trường hợp cấp phó được giao phụ trách, điều hành thì thực hiện ký như cấp phó ký thay cấp trưởng”.

II. THỜI HẠN NỘP THUẾ

7. Điểm b khoản 4 Điều 55 Luật quản lý thuế năm 2019

Theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 55 Luật quản lý thuế năm 2019 thì:

“b) Thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa phải phân tích, giám định để xác định chính xác số tiền thuế phải nộp: hàng hóa chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan: hàng hóa có khoản thực thanh toán, hàng hóa có các khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan chưa xác định được tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính”.

Theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 59 Luật quản lý thuế năm 2019, thì:

“b) Các trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 55 của Luật này thì không tính tiền chậm nộp trong thời gian chờ kết quả phân tích, giám định; trong thời gian chưa có giá chính thức; trong thời gian chưa xác định được khoản thực thanh toán, các khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan”.

Căn cứ quy định nêu trên, đối với tờ khai thuộc trường hợp nộp thuế theo khai báo để giải phóng hàng (chưa thông quan), trong thời gian chờ kết quả phân tích, giám định để xác định chính xác số tiền thuế phải nộp theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 55 Luật Quản lý thuế năm 2019 thì không phải tính tiền chậm nộp; đối với các tờ khai không lấy mẫu phân tích, giám định thi phải nộp thuế và tiền chậm nộp (nếu có) theo quy định tại Điều 55, Điều 59 Luật quản lý thuế năm 2019.

III.  HOÀN THUẾ 

8. Điểm đ khoản 2 Điều 22 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP

-Căn cứ theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 22 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP, thì: “Hàng hóa nhập khẩu nhưng phải tái xuất trả lại nước ngoài (hoặc tái xuất sang nước thứ ba hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan) không cùng một cửa khẩu; hàng hóa xuất khẩu nhưng phải tái nhập khẩu trở lại Việt Nam không cùng một cửa khẩu” thì hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau.

-Căn cứ quy định trên thì trường hợp hàng hóa nhập khẩu ở một cửa khẩu nhưng tái xuất ở 1 cửa khẩu khác (không cùng một của khẩu), hàng hóa xuất khẩu ở một của khẩu nhưng phải tái nhập khẩu trở lại Việt Nam ở 1 cửa khẩu khác (không cùng một cửa khẩu) thì hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau.

Trường hợp hàng hóa nhập khẩu, tái xuất được làm thủ tục hải quan tại cùng 01 chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu thì khi xác định tiêu chí này để phân loại hồ sơ sẽ không thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau.

9. Điều 74 Luật quản lý thuế năm 2019

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật quản lý thuế năm 2019, thì: Hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế được thực hiện kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế hoặc trụ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Đối chiếu với quy định trên, trường hợp hồ sơ hoàn thuế của doanh nghiệp thuộc trường hợp kiểm tra trước hoàn thuế thì phải thực hiện kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế hoặc trụ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. 

Nếu doanh nghiệp không hoạt động tại địa điểm đăng ký kinh doanh thì cơ quan hải quan không thực hiện được việc kiểm tra hoàn thuế, do đó, doanh nghiệp không đủ điều kiện để cơ quan hải quan thực hiện hoàn thuế.

IV. HOÀN THÀNH NGHĨA VỤ NỘP THUẾ TRONG TRƯỜNG HỢP TỔ CHỨC LẠI DOANH NGHIỆP

10. Điều 68 Luật quản lý thuế năm 2019

Khoản 1, khoản 2 Điều 68 Luật Quản lý thuế năm 2019 quy định:

"a. Doanh nghiệp bị chia có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi thực hiện chia doanh nghiệp; trường hợp chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì các doanh nghiệp mới được thành lập từ doanh nghiệp bị chia có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.

b. Doanh nghiệp bị tách, bị hợp nhất, bị sáp nhập có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi tách, hợp nhất, sáp nhập: trường hợp chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì doanh nghiệp bị tách và doanh nghiệp được tách, doanh nghiệp hợp nhất, doanh nghiệp nhận sáp nhập có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế".

- Khoản 4 Điều 199 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 quy định: “4. Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị tách và công ty được tách phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách, trừ trường hợp công ty bị tách, công ty được tách, chủ nợ, khách hàng và người lao động của công ty bị tách có thỏa thuận khác. Các công ty được tách đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp được phân chia theo nghị quyết, quyết định tách công ty”.

V. CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH VỀ QUẢN LÝ THUẾ 

11. Từ Điều 31 đến Điều 37 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP

Về việc ủy quyền, giao quyền cho cấp phó đề nghị thực hiện theo quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 5/3/2020 của Chính phủ.

                                                                                                   *Nguồn: Tài Việt tổng hợp 

Share: 

Hotline:

(84) 2253 250 250

Email:

[email protected]