Pháo hoa Canh dao tet Tet Nguyen Dan taiviet.net-noel

Sản phẩm - dịch vụ

Những điểm mới quan trọng trong Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13

Tác giả : AA003 | 29 - 12 - 2013 | 3:52 PM | 2952 Lượt xem

Những điểm mới nổi bật trong Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 – có hiệu lực từ ngày 01/05/2013

Ngày 18/06/2012, Quốc hội đã ban hành Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 thay thế các văn bản: Bộ luật lao động 1994, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động số 35/2002/QH10, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động số 74/2006/QH11 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động số 84/2007/QH11.

Một số điểm mới nổi bật của  Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13:

 1. Điểm mới về các loại hợp đồng lao động

Ngoài những quy định về 03 loại hợp đồng lao động như: hợp đồng lao động không xác định thời hạn; hợp đồng xác định thời hạn; hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng. Luật lao động 2012 bổ sung thêm về trường hợp:

- Khi hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn

- Khi hợp đồng lao động hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc  mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng.
Ngoài ra, trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

 2. Hợp đồng lao động bổ sung thêm hai điểm cần phải thỏa thuận khi ký kết :

Ngoài các nội dung hợp đồng lao động đã được quy định trong Bộ luật Lao động 1994 (bao gồm: Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp; Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động; Công việc và địa điểm làm việc; Thời hạn của hợp đồng lao động; Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác; Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động; Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế) tại điểm 1 Điều 23 Bộ Luật Lao động số 10/2012/QH13 đã bổ sung thêm hai nội dung mới phải có trong hợp đồng lao động:

- Chế độ nâng bậc, nâng lương;

- Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

 3. Quy định cụ thể cho thời gian thử việc

Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 có những quy định mới cho thời gian thử việc. Cụ thể, tại Điều 27: Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:

- Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

- Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

- Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác (Lao động phổ thông).

Ngoài ra, Bộ luật lao động 2012 cũng quy định tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

4. Bổ sung thêm 05 trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động

Tại Điều 36 Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 quy định cụ thể về 10 trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động (tăng thêm 05 trường hợp so với các văn bản quy định trước đó). Cụ thể, các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao độngbao gồm:

1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật này.

2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

3. Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

4. Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này. (mới quy định trong Bộ Luật Lao động 2012)
5. Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.

6. Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.
7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.(mới quy định trong Bộ Luật Lao động 2012)

8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại khoản 3 Điều 125 của Bộ luật này. (mới quy định trong Bộ Luật Lao động 2012)

9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật này.(mới quy định trong Bộ Luật Lao động 2012)

10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.(mới quy định trong Bộ Luật Lao động 2012)

5. Bồi thường ít nhất 02 tháng tiền lương khi người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật

Theo quy định tại Điều 42 Bộ luật Lao động 2012, trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luậtthì có nghĩa vụ phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường nêu trênvà trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

 6. Bổ sung trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động

Điều 47 Bộ Luật lao động 2012 có bổ sung quy định về Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động . Cụ thể: Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

7. Doanh nghiệp xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động -  lập và gửi cơ quan quản lý lao động cấp huyện

Khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động

 8. Quy định mới về thời gian nghỉ ngơi của người lao động

Tại Điều 108 Bộ luật lao động 2012 bổ sung quy định bắt buộc người sử dụng lao động quy định thời điểm các đợt nghỉ ngắn và ghi vào nội quy lao động.

Tại Điều 110, Bộ luật lao động 2012 cũng quy định rõ người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày chủ nhật hoặc một ngày cố định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.

Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng ( tăng 02 tháng so với quy định trước đây).

Ngoài ra, tổng số ngày lễ hưởng nguyên lương trong năm được tăng từ 9 ngày lên thành 10 ngàyso với quy định cũ;bổ sung thêm 1 ngày được nghỉ không hưởng lương cho trường hợp khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

9. Bổ sung các quy định về việc áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải

Điều 126 Bộ luật Lao động 2012 quy định những trường hợp sau đâyngười sử dụng lao động được áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải:

-Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;

-Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.

Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật này;

-Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.

Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

10. Điểm mới trong quy định chăm sóc sức khỏe cho người lao động

Điều 152 Bộ luật lao động 2012 quy định: “Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề; lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm công việc nặng nhọc, độc hại, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi phải được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần”.Khám chuyên khoa phụ sản là quy định hoàn toàn mới trong Bộ luật này.

 11. Thời hạn của giấy phép lao động bị rút ngắn

Thời hạn của giấy phép lao động tối đa là 02 năm, rút gọn 01 năm so với quy định trước đây
Ngoài ra tại Điều 180, Bộ luật lao động 2012 cũng quy định rõ về Hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình phải được ký kết bằng văn bản – trong khi các quy định cũ chỉ yêu cầu giao kết bằng miệng.

 12. Quy định hoàn toàn mới về cho thuê lại lao động

Bộ luật lao động 2012 có quy định hoàn toàn mới so với Bộ luật lao động trước đây về cho thuê lại lao động. Mục 5 Chương III gồm 06 điều ( từ Điều 53 đến Điều 58) đã quy định cụ thể các vấn đề quan trọng về cho thuê lại lao động như: khái niệm “Cho thuê lại lao động”; điều kiện của doanh nghiệp cho thuê lại lao động; thời hạn cho thuê; hợp đồng cho thuê lại lao động; quyền và nghĩa vụ của các bên…  

Theo Tài Việt.


Tag:
Share: 

Hotline:

(84) 2253 250 250

Email:

[email protected]