Pháo hoa Canh dao tet Tet Nguyen Dan taiviet.net-noel

Tin nhanh chứng khoán

Một công cụ dự báo giá cổ phiếu mạnh

Tác giả : AA006 | 04 - 06 - 2014 | 2:14 PM | 1448 Lượt xem

Một nghiên cứu mới có thể cung cấp bằng chứng rõ ràng nhất từ trước đến nay rằng các chỉ số vốn-nhân sự có thể dự báo được xu hướng vận động của công ty trên thị trường chứng khoán.

Nghiên cứu này thực sự là một công trình đáng ghi nhận. Thông qua sử dụng phân tích hồi quy, nó đã kiểm nghiệm mối quan hệ giữa một tập hợp các chỉ số vốn-con người với sự chuyển động của giá cổ phiếu ở 22.100 công ty trong thời kỳ 16 năm, từ 1996 đến 2011.

Một phát hiện quan trọng của nghiên cứu – thực hiện bởi Jeff Higgins, Tổng giám đốc Viện quản trị vốn nhân sự, và Giáo sư Donald Atwater, từ Đại học Pepperdine, có thể khiến các nhà đầu tư, nhà phân tích cổ phiếu và chuyên gia tài chính ngạc nhiên.

Nói chung, tài sản ròng của một công ty và ở một mức độ thấp hơn, doanh thu, được xem là những chuẩn mực vàng để định hình kỳ vọng về hoạt động chứng khoán tương lai của công ty. Nhưng nghiên cứu chỉ ra rằng, giá trị tài sản ròng trên mỗi nhân viên toàn thời gian và doanh thu ròng trên mỗi nhân viên toàn thời gian – cả hai chỉ số này đều thường phải sử dụng đến các chuẩn/thông số đo lường vốn-con người – đều sẽ trở thành những yếu tố dự báo tồi tệ nhất trong số các thông số vốn-con người đã được nghiên cứu. Trên thực tế, cả hai đều không quan trọng về mặt thống kê, vì lợi nhuận đơn thuần không có sự gắn kết với bất cứ thông số vốn-con người nào.

Thay vào đó, hai thông số này được sử dụng bởi một số nhà phân tích vốn-con người, nhưng một số người khác, lại là những nhà tiên tri tài ba về giá cổ phiếu, nghiên cứu nói.

Chỉ số thứ nhất – “Hoàn đầu tư vốn-nhân sự”  - (Return on HCI), so sánh giữa “Tổng chi phí lao động” (TCOW) với lợi nhuận kinh doanh ròng. (TCOW bao gồm: tất cả tiền mặt trực tiếp và gián tiếp, thưởng cổ phần cho nhân viên chính và nhân viên dự phòng; phúc lợi và các khoản tương tự cho nhân viên; chi phí liên quan đến bảo hiểm, hưu trí cho cả nhân viên hiện tại và trước đây; chi phí đào tạo, tuyển dụng, công nhân, gây dựng mối quan hệ và dàn xếp các tranh chấp pháp lý).

Chỉ số kia là “Tỷ lệ giữa ROI với vốn-nhân sự” (HC ROI). Nó đo lường tỷ lệ thu hồi doanh thu (chi phí phi lao động ròng) trên TCOW. Ví dụ, một công ty có 1 tỷ USD doanh thu và 800 triệu USD tổng chi phí, 500 triệu trong số đó là chi phí con người. Để có tỷ lệ HC ROI, lấy doanh thu trừ 300 triệu chi phí phi nhân sự, còn lại 700 triệu USD, và sau đó chia cho 500 triệu USD chi phí con người (nhân sự).

Về cơ bản, hai chỉ số này có cách đo lường số phần trăm thu hồi trên mỗi USD đầu tư vào lực lượng lao động khác nhau, giả định tất cả các nhân tố khác không đổi. Trong ví dụ HC ROI trên, kết quả là 1,40, diễn giải như sau: 1 USD đầu tư vào nhân sự mang lại 40 cent.

Ít được dự báo hơn hai chỉ số trên, song vẫn có ý nghĩa về mặt thống kê, là TCOW, như một chỉ số thể hiện phần trăm chi phí kinh doanh và phần trăm doanh thu.

“Mọi người đều nghĩ lợi nhuận ròng thúc đẩy giá cổ phiếu”, Higgins, một cựu giám đốc tài chính nói, “trước đây tôi cũng từng nghĩ như vậy. Nhưng thực sự cái thúc đẩy giá cổ phiếu là năng suất. Một số người có thể nói Chỉ số hoàn đầu tư vốn-nhân sự và Chỉ số đo Tỷ lệ ROI trên vốn-nhân sự là các chỉ số lợi nhuận tổng hợp, nhưng chúng tôi nhìn nó như những chỉ số năng suất – sự hoàn năng suất con người. Và khi những chỉ số này cải thiện, giá cổ phiếu sẽ nhảy vọt”.

Các kết quả nghiên cứu được thể hiện bằng ngôn ngữ thống kê nói chung là rất khó hiểu với những dân không phải trong nghề. Theo yêu cầu của phóng viên CFO.com, các tác giả đã cung cấp một số con số định lượng khả năng dự báo của các chỉ số vốn-con người theo những cách dễ tiếp cận hơn.

Trung bình, cho 10% tăng lên trên 3 chỉ số vốn-nhân sự được dự đoán nhiều nhất - Chỉ số hoàn đầu tư vốn-nhân sự, Chỉ số đo Tỷ lệ ROI trên vốn-nhân sự và Tổng chi phí lao động trong chi phí kinh doanh – giá cổ phiếu sẽ tăng 5,73%. Bằng cách so sánh, tăng 10% thu nhập ròng sẽ dẫn đến tăng chỉ 0,8% giá cổ phiếu.

Ở một số ngành cụ thể, báo cáo cho biết các lĩnh vực dịch vụ tài chính và thương mại bán buôn dẫn đầu vớ mức nhảy vọt 9,6% trong giá cổ phiếu khi các chỉ số vốn-nhân sự tăng 10%. Tiếp theo là trong các lĩnh vực nghệ thuật và giải trí – 8,8%, sản xuất – 7,5%, dịch vụ tiện ích là 0,7%.

Ở lĩnh vực dịch vụ tài chính, 3 chỉ số vốn-nhân sự trên khi cùng được sử dụng nhiều gấp 7,92 lần so với thu nhập ròng, các tác giả nói với CFO.com. Trong lĩnh vực vận tải và kho vận, con số này là 2,53 lần so với lợi nhuận hay doanh thu trên mỗi nhân viên toàn thời gian.

Lợi nhuận hay doanh thu trên mỗi nhân viên toàn thời gian cao mặt khác có thể che đi những kết quả tồi tệ khác. Ví dụ, một nhánh nhỏ của lĩnh vực dịch vụ tài chính và bảo hiểm là ngân hàng đầu tư đã chứng kiến doanh thu trung bình trên mỗi nhân viên toàn thời gian tăng 21,8% trong kỳ nghiên cứu. Nhưng Chỉ số Tỷ lệ ROI Vốn-nhân sự giảm 29% trong khi TCOW phình ra 7,5%, tác động tiêu cực tới giá cổ phiếu của các ngân hàng đầu tư.

“Các kết quả này”, Higgins, người đã chuyển sang ngành quản trị vốn-con người khi bỏ sự nghiệp tài chính của ông để nhận một công việc điều hành đền bù ở ngân hàng IndyMac Bank, cho biết, “có ngày một ít hơn nhân viên thu nhập cao nhận được khoản chi trả tỷ lệ doanh thu lớn hơn. Nó đánh giá các cổ đông của ngân hàng đầu tư có được hưởng lợi xứng đáng từ khoản đầu tư của họ không", ông nhấn mạnh.

Rõ ràng, có nhiều lý do đằng sau việc lên và xuống giá cổ phiếu,  không chỉ các yếu tố nằm trong tầm kiểm soát của công ty, mà còn ở môi trường vĩ mô. Đối với mỗi công ty, ngoài thu nhập ròng, biến số được kiểm soát bởi các phân tích hồi quy bao gồm tổng sản phẩm quốc nội thực tế, lãi suất cơ bản ngân hàng, tỷ lệ thất nghiệp thực tế, chỉ số giá sản xuất, chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số sản xuất công nghiệp và chỉ số S&P 500. Nghiên cứu chỉ ra rằng ngay khi kiểm soát được các biến số này, các chỉ số vốn-nhân sự đã cải thiện đáng kể năng lực dự báo của nó.

Nhưng thậm chí còn tốt hơn nữa là một mô hình sử dụng các nhân tố đó, cùng với 3 chỉ số vốn-nhân sự để dự báo nói trên. Mô hình giải thích được từ 35% đếb 64% xu hướng chuyển động của giá cổ phiếu, phụ thuộc vào từng ngành, báo cáo cho biết.

Lợi nhuận ròng, tự thân nó, không có sự liên kết với bất kỳ chỉ số vốn-nhân sự nào, chỉ giải thích được 1% sự đi lên của giá cổ phiếu, các tác giả viết.

“Nếu có một mối liên hệ nguyên nhân hay thống kê thực sự nói lên rằng các khoản đầu tư vốn-nhân sự thực sự tác động tích cực tới các hoạt động tài chính, thì nó sẽ tạo nên nền tảng cho các trường hợp kinh doanh dựa trên ROI (với các khoản đầu tư như vậy)”, báo cáo tuyên bố.

Khả năng dự báo lớn nhất cho dữ liệu vốn-con người được phát hiện trong các dịch vụ sửa chữa/quản lý rác thải và hỗ trợ hành chính, sau đó là đến các lĩnh vực: nghệ thuật và giải trí, tài chính và bảo hiểm, chăm sóc sức khỏe, sản xuất, khai mỏ, dịch vụ khoa học-kỹ thuật, bất động sản, cho thuê, kho vận, tiện ích và thương mại bán buôn.

Ý tưởng các chỉ số vốn-nhân sự có mối liên hệ với sự vận động của thị trường chứng khoán không còn là điều gì mới. Nghiên cứu khai phá đã chỉ ra rằng sự liên hệ giữa chi phí đào tạo và giá cổ phiếu đã được xác lập từ thập kỷ 90 của thế kỷ trước, và sau đó được bổ sung thêm các mối liên hệ khác bởi Laurie Bassie, nhà kinh tế học về lao động, Giám đốc công ty tư vấn McBassi & Co. Các lãnh đạo khác trong lĩnh vực này còn có Jac Fitz-enz and Nick Bontis (Fitz-enz chính là người đã phát minh ra chỉ số Tỷ lệ ROI Vốn-nhân sự).

Bassi, một tư vấn viên đầu tư có chứng chỉ hành nghề lâu năm, đã điều hành một quỹ của riêng mình kể từ 2001, nơi hội tụ cổ phiếu của các công ty hàng đầu trong lĩnh vực quản trị vốn-nhân sự vốn là những mã nổi bật trong chỉ số S&P 500.

Nguồn: CafeF


Tag:
  • TTCK
  • ,
  • Share: 

    Hotline:

    (84) 2253 250 250

    Email:

    [email protected]