Pháo hoa Canh dao tet Tet Nguyen Dan taiviet.net-noel

Sản phẩm - dịch vụ

Điểm tin văn bản trong lĩnh vực hải quan đáng lưu ý tuần qua (31/03-05/04/2014)

Tác giả : AA001 | 05 - 04 - 2014 | 3:37 PM | 1566 Lượt xem

Tài Việt điểm qua một số văn bản pháp luật trong lĩnh vực hải quan trong tuần qua (31/03-05/04/2014) cần lưu ý như sau:

Công văn 372/GSQL-GQ2 ngày 02/04/2014 - Địa điểm đăng ký tờ khai đối với hàng hóa nhập khẩu để xuất khẩu:

Công văn này hướng dẫn đăng ký tờ khai đối với hàng hóa nhập khẩu để xuất khẩu. Theo đó, địa điểm đăng ký làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu theo loại hình nhập nguyên liệu để SXXK được thực hiện tại Chi cục Hải quan thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp có cơ sở sản xuất. Đối với trường hợp cụ thể của Công ty, hàng hóa là phân bón nhập khẩu dạng hàng xá, sau đó đóng gói với trọng lượng 50kg/bao để xuất khẩu toàn bộ cho đối tác Campuchia, nếu công ty thực hiện việc đóng gói trong khu vực cảng TP Hồ Chí Minh mà không đưa về cơ sở sản xuất của mình thì được đăng ký tờ khai hải quan và làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan quản lý hàng gia công thuộc Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh.

Công văn 356/GSQL-GQ2 ngày 31/03/2014 - Hướng dẫn nhập khẩu dầu, mỡ phục vụ sản xuất: 

Công văn này giải quyết vướng mắc về việc nhập khẩu dầu, mỡ bôi trơn phục vụ sản xuất của doanh nghiệp FDI. Theo đó, để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp FDI khi nhập khẩu dầu, mỡ bôi trơn để vận hành, bảo dưỡng máy móc, thiết bị của chính doanh nghiệp phục vụ sản xuất sản phẩm hữu hình theo hoạt động sản xuất đầu tư, tránh trường hợp nhập khẩu phục vụ sản xuất nhưng có thể bán trên thị trường hoặc sử dụng vào mục đích khác, trong khi Bộ Công Thương chưa ban hành văn bản hướng dẫn chung việc nhập khẩu dầu, mỡ bôi trơn phù hợp với lộ trình đã công bố tại Thông tư số 34/2013/TT-BCT dẫn trên, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thủ tục hải quan khi nhập khẩu dầu, mỡ bôi trơn phục vụ sản xuất cho chính doanh nghiệp FDI như sau:

1/ Về hồ sơ hải quan:

Ngoài hồ sơ hải quan theo quy định, hướng dẫn doanh nghiệp nộp, xuất trình thêm:

- Giấy phép đầu tư/ Giấy chứng nhận đầu tư: Nộp 1 bản sao, xuất trình bản chính; (nộp lần đầu tiên khi nhập khẩu mặt hàng dầu, mỡ bôi trơn).

- Văn bản đề nghị nhập khẩu của doanh nghiệp. Trong đó, kê khai cụ thể tên hàng, mã số HS, số lượng, mục đích sử dụng của từng mặt hàng; đồng thời cam kết tính xác thực và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật của doanh nghiệp FDI về sử dụng dầu, mỡ bôi trơn nhập khẩu đúng mục đích, không sử dụng vào mục đích khác: nộp 1 bản chính.

2/ Nhiệm vụ của Chi cục Hải quan nơi tiếp nhận tờ khai nhập khẩu:

- Kiểm tra, đối chiếu giữa bản sao và bản chính của Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư; kiểm tra nội dung mục tiêu dự án đầu tư phải thể hiện sản xuất sản phẩm hữu hình;

- Kiểm tra sự phù hợp về chủng loại, số lượng dầu, mỡ bôi trơn nhập khẩu với mục đích sản xuất của doanh nghiệp.

Trường hợp doanh nghiệp nộp đủ các chứng từ nêu trên và xác định việc nhập khẩu dầu, mỡ bôi trơn phù hợp với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp thì thực hiện tiếp các bước thủ tục hải quan để nhập khẩu hàng hóa theo quy định, không yêu cầu doanh nghiệp phải có công văn xác nhận của Bộ Công Thương.

Công văn 375/GSQL-GQ2 ngày 02/04/2014 - Vướng mắc khi thực hiện báo cáo nhập - xuất - tồn của DNCX:

Công văn này giải quyết vướng mắc khi thực hiện báo cáo nhập - xuất - tồn của DNCX. Theo đó, tại điểm b khoản 4 Điều 49 Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 quy định “Quy định tại điểm này áp dụng đối với cả DNCX thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo Chương VI Thông tư số 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính”. Như vậy, về nguyên tắc DNCX khai báo thủ tục hải quan điện tử thực hiện báo cáo nhập - xuất - tồn theo quy định tại Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính.

Khi triển khai thực hiện theo hệ thống thông quan tự động Vnaccs/Vcis, DNCX thực hiện báo cáo nhập - xuất - tồn theo quy định tại Điều 24 Thông tư số 22/2014/TT-BTC ngày 14/2/2014 của Bộ Tài chính.

Công văn 3303/TCHQ-GSQL ngày 31/03/2014 - Doanh nghiệp đề nghị được áp dụng quy định về kiểm tra thực tế hàng hóa tại cửa khẩu:

Công văn này giải quyết về đề nghị được áp dụng quy định về kiểm tra thực tế hàng hóa tại cửa khẩu. Cụ thể như sau:

1. Trường hợp doanh nghiệp đăng ký thực hiện hợp đồng gia công, nhập sản xuất xuất khẩu tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu, việc nhập khẩu nguyên vật liệu, xuất khẩu sản phẩm được thực hiện tại cửa khẩu khác với đơn vị Hải quan quản lý thì Chi cục Hải quan cửa khẩu thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa tại cửa khẩu theo đề nghị của Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu.

VD: Doanh nghiệp đăng ký thực hiện hợp đồng gia công, nhập sản xuất xuất khẩu tại Chi cục HQ ngoài cửa khẩu thuộc Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế, nhập khẩu NVL, xuất khẩu sản phẩm qua các cửa khẩu thuộc Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh thì Chi cục Hải quan cửa khẩu thuộc Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa theo đề nghị của Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu thuộc Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế.

2. Trường hợp doanh nghiệp đăng ký thực hiện hợp đồng đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài tại Chi cục Hải quan quản lý hàng gia công thuộc Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh, nguyên vật liệu được thu mua tại các tỉnh phía Bắc sau đó xuất khẩu ra nước ngoài tại cảng Hải Phòng và nhập khẩu sản phẩm về Việt Nam qua cảng Hải Phòng thì Chi cục Hải quan cửa khẩu thuộc Cục Hải quan TP. Hải Phòng thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa tại cửa khẩu theo đề nghị của Chi cục Hải quan quản lý hàng gia công thuộc Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh.

Công văn 3434/TCHQ-TXNK ngày 02/04/2014 - Thời hạn bảo lãnh nguyên liệu vật tư nhập khẩu để SXXK:

Công văn này giải quyết vướng mắc về thời hạn bảo lãnh nguyên liệu vật tư nhập khẩu để SXXK. Theo đó, , tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh chỉ thực hiện bảo lãnh tối đa không quá 275 ngày đối với một lô hàng nhập khẩu và khi hết 275 ngày người nộp thuế chưa nộp tiền thuế thì tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh có trách nhiệm nộp đủ tiền thuế, tiền chậm nộp (nếu có) vào NSNN thay người nộp thuế. Do đó, việc bảo lãnh thuế của tổ chức tín dụng không phụ thuộc vào thời điểm doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm (ngoài thời hạn) hoặc đến thời điểm chuyển đổi mục đích khác (tiêu thụ nội địa hoặc tái xuất nguyên liệu).

Công văn 3925/BTC-TCHQ ngày 28/03/2014 - Khai báo địa điểm tập kết hàng hóa xuất khẩu:

Công văn này hướng dẫn khai báo địa điểm tập kết hàng hóa xuất khẩu. Theo đó, người khai hải quan khai báo địa điểm tập kết hàng hóa xuất khẩu, thời gian dự kiến đóng container, xếp hàng lên phương tiện vận tải tại ô số 29 (phần ghi chép khác) trên tờ khai hải quan xuất khẩu ban hành kèm theo Thông tư số 15/2012/TT-BTC. Trường hợp người khai hải quan thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo Thông tư số 22/2014/TT-BTC, khai địa điểm tập kết vào chỉ tiêu thông tin số 2.27 Mã địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến, khai thời gian dự kiến đóng container, xếp hàng lên phương tiện vận tải vào chỉ tiêu thông tin số 2.57, Phụ lục II Thông tư 22/2014/TT-BTC.

Trường hợp hàng hóa tập kết tại kho bãi của doanh nghiệp nhưng kho bãi này chưa được cơ quan hải quan cấp mã địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến, cơ quan Hải quan hướng dẫn doanh nghiệp khai mã địa điểm lưu giữ hàng hóa theo Mã tạm của Chi cục Hải quan nơi mở tờ khai (theo Bảng mã địa điểm lưu kho trên trang thông tin điện tử của cơ quan hải quan: www.customs.gov.vn) tại chỉ tiêu thông tin số 2.27 Mã địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến và khai địa điểm tập kết hàng hóa, thời gian dự kiến đóng container, xếp hàng lên phương tiện vận tải vào chỉ tiêu thông tin số 2.57 - Phần ghi chú, Phụ lục II Thông tư 22/2014/TT-BTC.

Việc thực hiện khai mã tạm được thực hiện đến hết ngày 30/6/2014; Đồng thời yêu cầu doanh nghiệp có văn bản thông báo kho bãi tập kết hàng hóa xuất khẩu về Tổng cục Hải quan để được cấp Mã địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến.

Công văn 3178/TCHQ-GSQL ngày 28/03/2014 - Trả lời một số kiến nghị liên quan đến hệ thống thông quan một cửa tự động VNACSS/VICS:

Công văn này trả lời một số kiến nghị liên quan đến hệ thống thông quan một cửa tự động VNACSS/VICS. Theo đó, về việc phân luồng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện hoàn toàn tự động trên hệ thống VNACCS/VCIS, không có sự can thiệp, xử lý của công chức hải quan. Theo quy định tại khoản 6, Điều 24 Thông tư số 22/2014/TT-BTC ngày 14/2/2014 của Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại thì khi doanh nghiệp chế xuất nộp báo cáo nhập-xuất-tồn, cơ quan Hải quan sẽ thực hiện tiếp nhận thông tin khai báo; DNCX chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu báo cáo. Theo đó, cơ quan hải quan sẽ chấp nhận số liệu trên hệ thống của Doanh nghiệp, tại thời điểm nộp báo cáo Doanh nghiệp không phải giải trình về số liệu báo cáo. Sau khi tiếp nhận báo cáo nhập-xuất-tồn, cơ quan Hải quan trên cơ sở hệ thống quản lý rủi ro sẽ kiểm tra xác suất để đánh giá quá trình tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp trong trường hợp cần thiết sẽ đề nghị Doanh nghiệp giải trình cụ thể về số liệu báo cáo nếu có sự không khớp giữa số liệu của Doanh nghiệp và dữ liệu trên hệ thống của cơ quan hải quan. Căn cứ quy định trên, Doanh nghiệp có cơ hội giải trình và cơ quan Hải quan chỉ tiến hành ấn định thuế sau khi đã thực hiện kiểm tra sau thông quan và có đầy đủ cơ sở pháp lý để khẳng định doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật về thuế.

Công văn 3177/TCHQ-GSQL ngày 28/03/2014 - Thủ tục hải quan xuất nhập khẩu tại chỗ nhiều bên:

Công văn này hướng dẫn về thủ tục hải quan xuất nhập khẩu tại chỗ nhiều bên. Cụ thể như sau:

1. Về điều kiện để được xuất nhập khẩu tại chỗ sản phẩm gia công:

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ, khoản 3 Điều 32 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ và hướng dẫn tại công văn số 3204/TM-KHĐT ngày 4/6/2007 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương).

Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ ký hợp đồng với các thương nhân thứ cấp mà không phải là ký trực tiếp với chính thương nhân nước ngoài đã ký hợp đồng gia công với doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ nhưng không có sự thay đổi về nghĩa vụ thuế, tài chính của chủ thể xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ trên lãnh thổ Việt Nam và đáp ứng đủ điều kiện về hợp đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ thì được làm thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ theo quy định.

2. Thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ:

Thực hiện theo quy định tại khoản 3.2 Điều 20 Thông tư số 13/2014/TT-BTC ngày 24/1/2014 của Bộ Tài chính.

Công văn 3243/TCHQ-TXNK ngày 28/03/2014 - Xử lý nợ thuế xem xét giải quyết cho nhập khẩu:

Công văn này giải quyết vướng mắc về xử lý nợ thuế và xem xét giải quyết cho nhập khẩu. Theo đó, trường hợp Công ty đang nợ thuế cưỡng chế (quá hạn 90 ngày), để có cơ sở tạm dừng áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, đề nghị Công ty căn cứ quy định tại Điều 33 Thông tư số 190/2013/TT-BTC ngày 12/12/2013 của Bộ Tài chính để có văn bản đề nghị tạm dừng biện pháp cưỡng chế kèm theo thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng, gửi Cục Hải quan nơi Công ty có nợ thuế bị cưỡng chế, để được xem xét giải quyết theo trình tự quy định.

Nguồn: taiviet.net


Tag:
  • ,
  • Share: 

    Hotline:

    (84) 2253 250 250

    Email:

    [email protected]