Tài Việt điểm qua một số văn bản pháp luật trong lĩnh vực hải quan cần lưu ý trong tuần qua (22/06 - 27/06/2015):
Công văn 5334/TCHQ-GSQL ngày 10/06/2015 - Vướng mắc khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử.
Công văn này hướng dẫn các vướng mắc khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử. Theo đó:
Quản lý tài sản cố định và quản lý nguyên liệu sản xuất: hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định, nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để phục vụ sản xuất, DNCX thực hiện thủ tục hải quan theo hàng hóa nhập khẩu thương mại, không phải đăng ký với cơ quan hải quan mã tài sản, danh mục nguyên liệu, mã nguyên liệu, định mức... Như vậy, công ty không cần tiếp tục truyền thông tin lên hệ thống e-customs dành riêng tại Cục Hải quan và căn cứ theo nhu cầu quản lý trong nội bộ doanh nghiệp, công ty có thể ngưng sử dụng hệ thống này và sử dụng hệ thống CTM, hệ thống MHB để quản lý tài sản cố định, nguyên liệu nhập khẩu, báo cáo quyết toán với cơ quan hải quan, Tổng cục Hải quan không phê duyệt việc sử dụng hệ thống quản lý trong nội bộ của doanh nghiệp.
Vướng mắc khi đại lý hải quan khai báo chỉnh sửa tờ khai sau thông quan: Hiện nay, theo thiết kế của hệ thống VNACCS, khi người khai hải quan khai thông tin chỉnh sửa tờ khai sau thông quan thì hệ thống chỉ phản hồi tới người khai là đại lý khai hải quan của công ty. Do vậy, để tiếp nhận được các thông tin phản hồi từ hệ thống VNACCS, công ty làm việc với đại lý khai hải quan để lấy các thông tin.
Khai báo trị giá và phương thức thanh toán đối với sản phẩm có trị giá bao gồm trị giá sản phẩm nhận chuyển giao (không thanh toán) và trị giá tăng thêm tại Việt Nam (có thanh toán) trên hệ thống VNACCS: Công ty khai báo phương thức thanh toán là "KC" trên hệ thống VNACCS, đồng thời tại ô chi tiết khai trị giá ghi chú nội dung tổng trị giá sản phẩm nhận chuyển giao có phương thức thanh toán là "KHONGTT", giá trị tăng thêm tại Việt Nam có phương thức thanh toán là "TTR".
Công văn 5574/TCHQ-TXNK ngày 18/06/2015 - Vướng mắc nghiệp vụ.
Công văn này hướng dẫn về vướng mắc nghiệp vụ. Theo đó, trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu linh kiện dưới hình thức bộ linh kiện rời đồng bộ hoặc không đồng bộ được phân loại theo mã hàng và áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của từng linh kiện, phụ tùng ghi tại 97 chương thuộc mục I phụ lục II nếu đáp ứng đủ điều kiện quy định tại điểm b.5.1 và điểm b.5.2 khoản 3 mục I Chương 98).
Trường hợp các linh kiện nhập khẩu để sản xuất, lắp ráp ô tô không đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm b.5.1 và điểm b.5.2 nêu trên thì thực hiện phân loại mã hàng và tính thuế của cả bộ linh kiện theo mã hàng và mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi riêng ghi tại nhóm 98.21 tùy theo chủng loại xe (trừ các trường hợp nêu tại điểm b.5.4 khoản 3 mục I Chương 98).
Công văn 5736/TCHQ-TXNK ngày 23/06/2015 - Xóa nợ tiền chậm nộp.
Công văn này hướng dẫn về việc xóa nợ tiền chậm nộp. Theo đó, chỉ đối với trường hợp người nộp thuế cung ứng hàng hóa, dịch vụ được thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước nhưng chưa được thanh toán nên không nộp kịp thời các khoản thuế dẫn đến nợ thuế thì không phải nộp tiền chậm nộp.
Công văn 5737/TCHQ-TXNK ngày 23/06/2015 - Tính tiền chậm nộp.
Công văn này hướng dẫn về việc tính tiền chậm nộp. Theo đó, thời hạn nộp thuế đối với số tiền thuế ấn định là ngày đăng ký tờ khai hải quan đối với hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Trường hợp là hàng hóa kinh doanh tạm nhập - tái xuất thì thời hạn nộp thuế đối với số thuế ấn định là ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập. Đối với hàng hóa khác, thời hạn nộp thuế đối với số tiền thuế ấn định là ngày thông quan hoặc giải phóng hàng.
Nguồn: taiviet.net
Người đọc có thể tham khảo thêm các văn bản mới khác tại:
Thuế và hải quan | |
Doanh nghiệp và chứng khoán | |
Văn bản pháp luật | |
Đào tạo nghiệp vụ |
Bản quyền thuộc về Công ty cổ phần Tài Việt
Điện thoại: (84) 2253 250 250 - Fax: (84) 2253 555 456
Email: [email protected]