Tài Việt điểm qua một số văn bản pháp luật trong lĩnh vực hải quan cần lưu ý trong tuần qua (19/09 - 24/09/2016)
Công văn 1226/GSQL-GQ2 ngày 21/09/2016- Về thủ tục tiêu hủy phế liệu, phế phẩm của doanh nghiệp chế xuất, theo đó :
Trả lời công văn số IVC-THPLPP-160801 ngày 15/8/2016 của Công ty TNHH Inoac Việt Nam vướng mắc về thủ tục hải quan tiêu hủy phế liệu, phế phẩm tại Việt Nam của doanh nghiệp chế xuất (DNCX), Cục Giám sát quản lý về hải quan - Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
Thủ tục hải quan đối với hoạt động tiêu hủy nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm của DNCX quy định cụ thể tại Điểm d, Khoản 3, Điều 64 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính và hướng dẫn tại Điểm d Khoản 8 công văn số 18195/BTC-TCHQ ngày 08/12/2015 của Bộ Tài chính. Theo đó, khi đưa phế liệu, phế phẩm đi tiêu hủy, doanh nghiệp phải có văn bản thông báo cho cơ quan hải quan và cơ quan hải quan giám sát theo nguyên tắc rủi ro dựa trên đánh giá tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân.
Việc thông báo bằng văn bản đến Sở Tài nguyên và Môi trường về hoạt động tiêu hủy nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm của doanh nghiệp không thuộc quản lý của cơ quan hải quan.
Công văn 1240/GSQL-TH ngày 21/09/2016 - Vướng mắc C/O mẫu E, theo đó :
Trả lời công văn số 16082/CV ngày 30/8/2016 của Công ty CP Thương mại Phú Mỹ liên quan đến tính hợp lệ của C/O mẫu E có số tham chiếu E163216036180803 cấp ngày 12/6/2016, Cục Giám sát quản lý về Hải quan có ý kiến như sau:
1. Tại ô số 4 trên C/O mẫu E có ghi thêm dòng chữ: “Verification: www.Chinaorigin.gov.vn, đây không phải là căn cứ từ chối tính hợp lệ của C/O mẫu E.
2. Ô số 8 trên C/O mẫu E thể hiện “WO”:
Theo quy định tại Điều 2, Phụ lục I, Quyết định 12/2007/QĐ-BTM ngày 31/5/2007 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) về Quy tắc xuất xứ ASEAN-Trung Quốc thì sản phẩm do một bên nhập khẩu sẽ được coi là có xuất xứ và đủ Điều kiện để hưởng ưu đãi thuế quan nếu sản phẩm đó đáp ứng một trong các quy định xuất xứ dưới đây:
1. Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một bên như quy định tại Điều 3;
2. Không có xuất xứ thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một bên, nhưng thỏa mãn Điều 4 hoặc Điều 6”.
Tại ô số 8 trên C/O mẫu E thể hiện "WO" có nghĩa là hàng hóa có xuất xứ thuần túy của Trung Quốc. Khi hàng hóa đạt xuất xứ thuần túy thì không xem xét đến các tiêu chí xuất xứ quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6 tại Phụ lục I, Quyết định 12/2007/QĐ-BTM như RVC40%, CTC, ......
Do vậy, C/O được xem xét chấp nhận nếu không có nghi ngờ nào khác về tính hợp lệ và khai báo trên C/O.
Công văn 1247/GSQL-TH ngày 21/09/2016 - Vướng mắc C/O mẫu E không giống với mẫu dấu và chữ ký đã thông báo, theo đó:
Trả lời công văn số 989/HQQNa-NV ngày 09/9/2016 của Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam về việc chữ ký trên C/O mẫu E không giống với mẫu dấu và chữ ký đã thông báo, Cục Giám sát quản lý về Hải quan có ý kiến như sau:
Điều 26 của Thông tư 38/2015/TT-BTCngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có hướng dẫn về việc chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ trong trường hợp có khác biệt nhỏ, không ảnh hưởng đến tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ và bản chất xuất xứ hàng hóa nhập khẩu như: “khác biệt nhỏ giữa chữ ký trên C/O và chữ ký mẫu”.
Nguồn: taiviet.net
Người đọc có thể tham khảo thêm các văn bản mới khác tại
Thuế và hải quan | |
Doanh nghiệp và chứng khoán | |
Văn bản pháp luật | |
Đào tạo nghiệp vụ |
Bản quyền thuộc về Công ty cổ phần Tài Việt
Điện thoại: (84) 2253 250 250 - Fax: (84) 2253 555 456
Email: [email protected]