Pháo hoa Canh dao tet Tet Nguyen Dan taiviet.net-noel

Sản phẩm - dịch vụ

Điểm tin văn bản trong lĩnh vực hải quan đáng lưu ý tuần qua (10/02-15/02/2014)

Tác giả : AA001 | 15 - 02 - 2014 | 4:29 PM | 1388 Lượt xem

Tài Việt điểm qua một số văn bản pháp luật trong lĩnh vực hải quan trong tuần qua (10/02-15/02/2014) cần lưu ý như sau: 

Công văn 166/GSQL-GQ2 ngày 12/02/2014 - Điều chỉnh định mức sau khi xuất khẩu sản phẩm: 

Công văn này giải quyết vướng mắc về việc điều chỉnh định mức sau khi xuất khẩu sản phẩm. Theo đó, căn cứ quy định tại Điều 37 Thông tư 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính, qua xem xét hồ sơ do Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh báo cáo cho thấy kết quả kiểm tra của Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh không đủ cơ sở để xem xét điều chỉnh định mức theo đề nghị của doanh nghiệp vì:

1/ Biên bản kiểm tra chưa xác định được định mức thông báo ban đầu với định mức xin điều chỉnh (giảm 9 nguyên liệu đầu vào) là phù hợp hay không phù hợp để từ đó đưa ra kết luận định mức điều chỉnh có chính xác hay không chính xác?

2/ Theo Bảng kê chi tiết 44 định mức được điều chỉnh đối với sản phẩm là bảng tiếp điểm bàn phím của điện thoại di động gồm nhiều loại (44 loại) có một số mã sản phẩm cùng một nguyên liệu đầu vào, khác định mức sử dụng nhưng có một số mã sản phẩm không cùng một nguyên liệu đầu vào như mã theo số thứ tự 3, 7, 9, 12, 14, 15, 16, 17…

Như vậy, việc Công ty giải trình tại công văn số 146/YS-CV ngày 23/10/2013 khẳng định rằng Công ty vẫn đang tiếp tục sản xuất theo định mức tiêu hao thực tế 7 nguyên liệu trong 16 mã nguyên liệu đã đăng ký là không phù hợp với bảng điều chỉnh định mức.

Thông tư 04/2014/TT-BCT ngày 27/01/2014 - Quy định chi tiết thi hành một số điều của NĐ 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài:

Thông tư này quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài. Thông tư số 04/2014/TT-BCT có 4 Chương, 12 Điều và 4 Phụ lục kèm theo với các nội dung chính đáng chú ý như sau:

- Thông tư ban hành Danh mục hàng hóa đã qua sử dụng cấm nhập khẩu tại Phụ lục I. Danh mục gồm 3 phần: Hàng tiêu dùng đã qua sử dụng cấm nhập khẩu, phương tiện đã qua sử dụng cấm nhập khấu, thiết bị y tế đã qua sử dụng cấm nhập khẩu. Trong danh mục mới bổ sung thêm một số mặt hàng gia dụng bằng cao su, giấy, một số sản phẩm điện gia dụng, sản phẩm nội thất, một số sản phẩm điện tử như máy tính cá nhân, điện thoại cố định và di động, v. v... Tại Điều 3 Thông tư quy định chi tiết hồ sơ, thủ tục thực hiện việc nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP. Đồng thời, quy định cơ chế xem xét, giải quyết việc nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục cấm nhập khẩu để viện trợ nhân đạo. Tại Điều 5, Thông tư quy định về hàng hóa nhập khẩu theo chế độ hạn ngạch thuế quan, trong đó bổ sung mã HS chi tiết của một số loại trứng gia cầm không thuộc diện áp dụng nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan. Đồng thời quy định cụ thể cơ quan quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan theo nguyên tắc phân công tại Khoản 8 Điều 9 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP.

- Tại Điều 6, Thông tư quy định việc nhập khẩu ô tô các loại, trong đó đã bổ sung quy định tại Khoản 3 cấm nhập khẩu ô tô các loại và bộ linh kiện lắp ráp ô tô đã thay đổi kết cấu, chuyển đổi công năng so với thiết kế ban đầu hoặc bị đục sửa, đóng lại số khung, số động cơ trong mọi trường hợp và dưới mọi hình thức, bảo đảm phù hợp với quy định tại Điểm b Khoản 6, Phần II Phụ lục I Nghị định số 187/2013/NĐ-CP.

- Tại Khoản 2 Điều 9, Thông tư quy định hồ sơ, thủ tục cấp phép đối với trường hợp thương nhân gia công cho thương nhân nước ngoài hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép. Quy định này nhằm hướng dẫn thực hiện Điều 28 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP.

- Ngoài ra, Thông tư cũng cập nhật, viện dẫn các văn bản quy phạm pháp luật mới nhất hiện hành về các vấn đề liên quan để tạo thuận lợi cho các đối tượng thực hiện và đã loại bỏ các quy định không còn phù hợp hoặc không còn cần thiết trong Thông tư số 04/2006/TT-BTM trước đây.

Thông tư có hiệu lực từ ngày 20 tháng 02 năm 2014.

Công văn 1220/TCHQ-TXNK ngày 10/02/2014 - Hoàn thuế nhập khẩu đối với 02 xe ô tô bị cháy và tai nạn:

Công văn này hướng dẫn về việc hoàn thuế nhập khẩu đối với 02 xe ô tô bị cháy và tai nạn. Theo đó, căn cứ Điều 112 Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính quy định về các trường hợp được xét hoàn thuế.

Trường hợp Công ty nhập khẩu 02 xe ô tô đã được miễn thuế nhập khẩu để tạo tài sản cố định, sau đó chuyển đổi mục đích sử dụng (đã nộp đủ thuế) nhưng hàng hóa lại bị tổn thất do nguyên nhân khách quan thì không thuộc các trường hợp được xét hoàn thuế theo quy định tại Điều 112 Thông tư số 128/2013/TT-BTC nêu trên.

Công văn 161/GSQL-GQ3 ngày 12/02/2014 - Thủ tục hải quan đối với hàng hóa chuyển cảng:

Công văn này giải quyết vướng mắc về thủ tục hải quan đối với hàng hóa chuyển cảng. Theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ thì "Hàng hóa xuất khẩu chuyển cảng là hàng hóa xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan, người xuất khẩu đã giao hàng hóa cho người vận tải theo hợp đồng vận tải tại cửa khẩu giao hàng, người vận tải đã ký phát vận tải đơn cho lô hàng nhưng hàng hóa chưa được xuất khẩu tại cửa khẩu giao hàng, mà được người vận tải tiếp tục vận chuyển đến cửa khẩu khác để xếp lên phương tiện vận tải xuất cảnh. Cửa khẩu giao hàng là cửa khẩu cảng biển quốc tế, cửa khẩu cảng hàng không dân dụng quốc tế, cửa khẩu ga đường sắt liên vận quốc tế, bưu điện quốc tế, cửa khẩu cảng sông quốc tế và cảng nội địa".

Như vậy, đối với hàng hóa xuất khẩu chuyển cảng, cửa khẩu giao hàng (cảng đi) phải là cửa khẩu quốc tế hoặc ICD, cửa khẩu thực xuất có thể là cửa khẩu khác cửa khẩu giao hàng.

Công văn 165/GSQL-GQ2 ngày 12/02/2014 - Nhập khẩu bán thành phẩm để thực hiện hợp đồng gia công: 

Công văn này giải quyết vướng mắc về việc nhập khẩu bán thành phẩm để thực hiện hợp đồng gia công. Theo đó:

- Căn cứ quy định tại Điều 178 Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005, Điều 28 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ và hướng dẫn tại điểm 5c mục II Thông tư 04/2007/TT-BTM ngày 04/4/2007 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) thì trường hợp Công ty nhập khẩu các tấm bán thành phẩm len đã dệt thành hình từ nước ngoài về Việt Nam để thực hiện các công đoạn gia công như kiểm tra, sửa lỗi, giặt là, đính phụ kiện, dò kiểm kim, đóng gói hoàn thiện sản phẩm như trình bày tại công văn số 01/2014/LCD-RG dẫn trên, sau đó xuất khẩu cho đối tác nước ngoài được thực hiện theo loại hình gia công.

- Thủ tục hải quan đề nghị căn cứ quy định tại Điều 11 Thông tư số 117/2011/TT-BTC ngày 15/8/2011 của Bộ Tài chính hoặc Điều 15 Thông tư số 13/2014/TT-BTC ngày 24/01/2014 của Bộ Tài chính thay thế Thông tư số 117/2011/TT-BTC (có hiệu lực từ ngày 10/03/2014) để thực hiện.

Công văn 1704/BTC-TCHQ ngày 08/02/2014 - Chứng từ thanh toán đối với hàng kinh doanh TNTX để thanh khoản hoàn thuế:

Chứng từ thanh toán đối với hàng kinh doanh tạm nhập - tái xuất để thanh khoản hoàn thuế. Theo đó:

1. Căn cứ khoản 4.2 Phụ lục I Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013, thì "trường hợp người xuất khẩu hàng hóa được thanh toán tiền hàng hóa xuất khẩu qua ngân hàng nhưng phía nước ngoài ủy quyền cho bên thứ ba là tổ chức, cá nhân ở nước ngoài thực hiện thanh toán, ngoài việc cung cấp chứng từ thanh toán thì việc thanh toán theo ủy quyền phải được thể hiện bằng văn bản (trong hợp đồng xuất khẩu; phụ lục hợp đồng hoặc văn bản điều chỉnh thanh toán)".

Căn cứ khoản 4.6 Phụ lục I Thông tư số 128/2013/TT-BTC, "trường hợp việc thanh toán giữa người xuất khẩu của Việt Nam và phía nước ngoài thực hiện bằng hình thức bù trừ giữa giá trị hàng hóa xuất khẩu hoặc tiền công gia công hàng hóa xuất khẩu với giá trị hàng hóa, dịch vụ mua của phía nước ngoài thì người xuất khẩu phải đáp ứng các điều kiện, thủ tục hồ sơ như sau:

a) Hàng hóa mua bán giữa người xuất khẩu với bên nước ngoài phải ghi rõ phương thức thanh toán trong hợp đồng mua bán.

b) Văn bản xác nhận của phía nước ngoài về số tiền thanh toán bù trừ giữa hàng hóa xuất khẩu với hàng hóa nhập khẩu, dịch vụ mua của phía nước ngoài.

c) Trường hợp sau khi thanh toán bù trừ giữa trị giá hàng hóa xuất khẩu và trị giá hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu có chênh lệch, số tiền chênh lệch còn lại phải được thực hiện thanh toán qua ngân hàng. Chứng từ thanh toán qua ngân hàng theo hướng dẫn tại Phụ lục này."

2. Để xử lý việc thanh khoản, hoàn thuế đối với chứng từ thanh toán hàng tạm nhập – tái xuất của các doanh nghiệp đúng quy định, đề nghị Cục Hải quan các tỉnh, thành phố kiểm tra cụ thể chứng từ thanh toán cho hàng hóa do doanh nghiệp xuất trình, nếu đáp ứng các quy định về chứng từ thanh toán qua ngân hàng theo quy định tại khoản 4.2 và khoản 4.6 Phụ lục I Thông tư số 128/2013/TT-BTC thì thanh khoản, hoàn thuế cho doanh nghiệp theo quy định.

Công văn 1181/TCHQ-TXNK ngày 07/02/2014 - Vướng mắc trường hợp thanh lý máy móc thiết bị tạo tài sản cố định:

Công văn này giải quyết vướng mắc về thanh lý máy móc thiết bị tạo tài sản cố định. Theo đó, căn cứ khoản 1 Điều 96 Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính: Đối với hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng so với mục đích đã được xác định thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế hoặc đã được áp dụng thuế suất ưu đãi, ưu đãi đặc biệt, mức thuế theo hạn ngạch thuế quan thì căn cứ để tính thuế là trị giá tính thuế, thuế suất và tỷ giá tính thuế tại thời điểm đăng ký tờ khai mới (thời điểm thay đổi mục đích sử dụng). Trong đó, trị giá tính thuế nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 20 Thông tư 205/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính, cụ thể:

1/ Trị giá nguyên tệ của tờ khai hải quan mới: Khai theo trị giá lúc nhập khẩu ban đầu;

2/ Trị giá tính thuế nhập khẩu được xác định trên cơ sở giá trị sử dụng còn lại của hàng hóa tính theo thời gian sử dụng tại Việt Nam. Theo đó, trị giá tính thuế bằng (%) trị giá khai báo tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.

Công văn 1705/BTC-TCHQ ngày 08/02/2014 - Vướng mắc thuế nhập khẩu của dự án ưu đãi đầu tư:

Công văn này giải quyết vướng mắc thuế nhập khẩu của dự án ưu đãi đầu tư. Theo đó:

1. Về việc hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án đầu tư:

Căn cứ quy định tại khoản 6 Điều 12 Nghị định 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 thì hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án đầu tư vào lĩnh vực được ưu đãi về thuế nhập khẩu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này hoặc địa bàn được ưu đãi về thuế nhập khẩu, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) được miễn thuế nhập khẩu. Hồ sơ, thủ tục miễn thuế thực hiện theo quy định tại Điều 102, Điều 103 Thông tư 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 nay là Điều 101, Điều 102 Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính.

2. Về việc xử lý tiền thuế nhập khẩu đã nộp của hàng hóa được miễn thuế nhập khẩu:

Nếu hàng hóa thuộc tờ khai số 113/NĐT-NPT ngày 14/10/2012 được miễn thuế nhập khẩu nhưng doanh nghiệp đã nộp thuế nhập khẩu thì đề nghị Cục Hải quan tỉnh Lào Cai thực hiện hoàn trả hoặc bù trừ tiền thuế theo đề nghị của doanh nghiệp đúng quy định tại Điều 26 và Điều 130 Thông tư 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính.

Công văn 1054/TCHQ-TXNK ngày 27/01/2014 - Thực hiện quy định tại Điều 7 về Thủ tục xác định trước mã số và Khoản 7 Điều 17 Thông tư 128/TT-BTC: 

Công văn này hướng dẫn thực hiện quy định tại Điều 7 về thủ tục xác định trước mã số và Khoản 7 Điều 17 về đối tượng phân tích, giám định và việc gửi phân tích, giám định để phân loại hàng hóa trong Thông tư 128/TT-BTC. Theo đó:

- Hồ sơ đề nghị xác định trước mã số không đầy đủ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 hoặc không kèm theo văn bản (có lấy số phát hành, lãnh đạo Cục ký và đóng dấu) đề xuất mã số của mặt hàng đề nghị xác định trước mã số, lý do, cơ sở đề xuất của Cục Hải quan theo quy định tại tiết b.1.3, khoản 3 Điều 7.

- Tiếp nhận Hồ sơ đề nghị xác định trước mã số do tổ chức, cá nhân gửi dưới 90 ngày trước khi có hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu (quy định tại tiết a.2, khoản 3 Điều 7);

- Gửi yêu cầu phân tích đối với các mẫu hàng có thể phân loại được, không phải dùng máy móc, thiết bị kỹ thuật thuộc Danh mục các mặt hàng Trung tâm PTPL hàng hóa xuất nhập khẩu và các Chi nhánh chưa tiếp nhận yêu cầu phân tích.

- Gửi yêu cầu phân tích nhiều lần đối với một tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

- Gửi giám định bên ngoài đối với các mẫu hàng không thuộc Danh mục các mặt hàng Trung tâm PTPL hàng hóa xuất nhập khẩu và các Chi nhánh chưa tiếp nhận yêu cầu phân tích, thực hiện phân loại sau khi có kết quả giám định.

- Tiêu chí yêu cầu phân tích chưa cụ thể, phù hợp với các tiêu chí phục vụ phân loại theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

- Lập Phiếu yêu cầu phân tích cho nhiều mẫu hàng hoặc nhiều tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Công văn 1697/BTC-TCHQ ngày 08/02/2014 - Chính sách thuế và thủ tục hải quan với hàng hóa của DNCX:

Công văn này hướng dẫn chính sách thuế và thủ tục hải quan với hàng hóa của DNCX. Theo đó:

1. Chính sách thuế nhập khẩu và thuế GTGT

Doanh nghiệp là DNCX nên hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài của DNCX và chỉ sử dụng trong DNCX thuộc đối tượng không chịu thuế nhập khẩu và thuế GTGT. Trường hợp các nhà thầu chính, nhà thầu phụ nhập khẩu hàng hóa để xây dựng nhà xưởng, văn phòng làm việc cho Công ty thì số hàng hóa nhập khẩu đó cũng thuộc đối tượng không chịu thuế nhập khẩu và thuế GTGT.

2. Đăng ký Danh mục hàng hóa

Doanh nghiệp có văn bản đề nghị nhập khẩu hàng hóa tạo tài sản cố định kèm theo Danh mục hàng hóa (chi tiết tên hàng, lượng hàng, chủng loại) gửi cơ quan hải quan để làm thủ tục nhập khẩu theo quy định. Việc đăng ký Danh mục được thực hiện trước khi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa.

Các nhà thầu chính, nhà thầu phụ sử dụng danh mục do Công ty đã đăng ký với cơ quan hải quan để nhập khẩu hàng hóa.

3. Thủ tục hải quan

Nơi mở tờ khai hải quan: Tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX.

Hồ sơ hải quan thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 12 Thông tư số 128/2013/TT-BTC trong đó các nhà thầu phải xuất trình thêm giấy báo trúng thầu hoặc giấy chỉ định thầu theo quy định tại điểm e.8 khoản này.

Nhà thầu chính, nhà thầu phụ được đứng tên trên tờ khai để làm thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào xây dựng nhà máy cho Công ty và hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài phải được vận chuyển thẳng đến xây dựng nhà máy của Công ty, không được nhập khẩu vào nội địa; các nhà thầu phụ không phải làm thủ tục hải quan tái xuất vào

4. Quyết toán hàng hóa nhập khẩu để xây dựng công trình của DNCX

Sau khi kết thúc xây dựng công trình, doanh nghiệp phải thực hiện báo cáo quyết toán đối với hàng hóa nhập khẩu để xây dựng công trình với cơ quan hải quan theo quy định tại khoản 6 Điều 49 Thông tư số 128/2013/TT-BTC.

Công văn 1216/TCHQ-CCHĐH

Ngày 10/02/2014 - Cho hình thức tạm nhập tái xuất tài sản đi thuê, cho thuê được làm thủ tục hải quan điện tử:

Công văn này giải quyết về việc cho hình thức tạm nhập tái xuất tài sản đi thuê, cho thuê được làm thủ tục hải quan điện tử. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư 196/2012/TT-BTC quy định cụ thể các loại hình được áp dụng thủ tục hải quan điện tử, trong đó không bao gồm thủ tục hải quan đối với thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, khuôn, mẫu tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để sản xuất, thi công công trình, thực hiện dự án, thử nghiệm. Như vậy, hàng hóa nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại không thuộc phạm vi áp dụng của Thông tư này.

Công văn 1228/TCHQ-GSQL ngày 10/02/2014 - Vướng mắc loại hình nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu:

 

Công văn này giải quyết vướng mắc loại hình nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. Theo đó, căn cứ quy định tại Điều 34, Điều 36 Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính, trường hợp Công ty nhập khẩu nguyên liệu băng keo các loại để sau đó tiến hành sản xuất (các công đoạn: kiểm tra tiêu chuẩn, chất lượng, đưa vào máy bóc tách ra các cuộn nhỏ, cắt thành các cuộn băng keo theo đúng kích cỡ của từng thị trường xuất khẩu, đóng gói theo tiêu chuẩn, kiểm tra lại sản phẩm) sau đó xuất khẩu toàn bộ sản phẩm sang thị trường nước ngoài hoặc vào doanh nghiệp chế xuất thì đăng ký tờ khai theo loại hình NSXXK, thông báo định mức, làm thủ tục quyết toán với cơ quan Hải quan; khi làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, xuất khẩu sản phẩm và xử lý phế liệu, phế phẩm, phế thải phải tuân thủ đúng các quy định của các cơ quan quản lý chuyên ngành.

Ngoài ra, Công ty phải tuân thủ các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam và quốc tế, đồng thời phải chịu trách nhiệm về việc ghi tên nhãn mác trên sản phẩm quy định tại Nghị định 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ.

Công văn 167/GSQL-GQ2 ngày 12/02/2014 - Nhập khẩu máy móc, thiết bị tạo tài sản cố định:

Công văn này trả lời vướng mắc về việc nhập khẩu máy móc, thiết bị tạo tài sản cố định. Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 46 Thông tư 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan đối với nhập khẩu hàng hóa tạo tài sản cố định phục vụ sản xuất của dự án đầu tư không được miễn thuế thì thủ tục hải quan thực hiện như đối với hàng hóa nhập khẩu thương mại; doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu tại Chi cục hải quan nơi có hàng nhập khẩu hoặc nơi xây dựng dự án đầu tư. Như vậy, nếu hàng hóa của Công ty nhập khẩu để tạo tài sản cố định cho dự án đầu tư thì hồ sơ hải quan phải có Giấy phép đầu tư và được mở tờ khai theo loại hình NDT08 tại Chi cục Hải quan nơi có hàng nhập khẩu hoặc nơi xây dựng dự án đầu tư.

Trường hợp hàng hóa nhập khẩu không phục vụ dự án đầu tư thì thực hiện như đối với hàng hóa nhập khẩu kinh doanh thương mại.

Nguồn: Tài Việt

 

 

 

 

 

 


Tag:
  • ,
  • Share: 

    Hotline:

    (84) 2253 250 250

    Email:

    [email protected]