Tài Việt điểm qua một số văn bản pháp luật trong lĩnh vực hải quan cần lưu ý trong tuần qua (08/12 - 13/12/2014):
Công văn 14567/TCHQ-TXNK ngày 05/12/2014 - Hướng dẫn giải quyết vướng mắc đối với hàng hóa nhập khẩu thay đổi mục đích sử dụng
Công văn này hướng dẫn giải quyết vướng mắc đối với hàng hóa nhập khẩu thay đổi mục đích sử dụng. Theo đó, hàng hóa nhập khẩu được miễn thuế nhưng sau đó thay đổi mục đích được miễn thuế thì người nộp thuế phải kê khai, nộp thuế trên tờ khai mới. Chính sách thuế, chính sách quản lý hàng hóa nhập khẩu áp dụng tại thời điểm đăng ký tờ khai nhập khẩu, trừ trường hợp tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu miễn thuế doanh nghiệp đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý nhập khẩu.
Công văn 14560/TCHQ-GSQL ngày 05/12/2014 - Thanh khoản tờ khai tái xuất được khách hàng nhập khẩu chỉ định giao cho doanh nghiệp chế xuất
Công văn này hướng dẫn thanh khoản tờ khai tái xuất được khách hàng nhập khẩu chỉ định giao cho doanh nghiệp chế xuất. Theo đó, việc xác nhận “hàng đã qua khu vực giám sát hải quan” khi người khai hải quan đưa hàng hóa vào khu vực giám sát của cơ quan Hải quan. Tuy nhiên, hàng hóa tái xuất được khách hàng nhập khẩu chỉ định giao cho doanh nghiệp chế xuất trong KCN-KCX Hải Phòng không có bố trí Hải quan giám sát cổng. Đồng thời, căn cứ Khoản 4 Điều 27 Thông tư số 222/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thí điểm thủ tục hải quan điện tử thì đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ, cơ quan Hải quan không xác nhận thực xuất, căn cứ để xác định hàng hóa đã thực xuất khẩu là tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ đã làm xong thủ tục hải quan. Trường hợp của Công ty thực hiện việc xuất khẩu (tái xuất) lô hàng tạm nhập trước đây cho Doanh nghiệp chế xuất trong KCN-KCX Hải Phòng, thì cơ sở để xác định hàng hóa đã thực xuất khẩu là tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ đã làm xong thủ tục hải quan. Do vậy, việc thanh khoản tờ khai tạm nhập tái xuất dựa trên cơ sở kiểm tra tờ khai nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất, chứng từ thanh toán để thực hiện.
Công văn 14742/TCHQ-TXNK ngày 10/12/2014 - Vướng mắc về phân loại mặt hàng khai báo là Phụ kiện đồng tâm - thân van bằng đồng hợp kim dùng cho van PP-DN25mm và DN32mm
Vướng mắc về phân loại mặt hàng khai báo là Phụ kiện đồng tâm - thân van bằng đồng hợp kim dùng cho van PP-DN25mm và DN32mm. Theo đó, việc phân loại các mặt hàng ở dạng chưa hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn thiện nhưng đã có đặc trưng cơ bản của sản phẩm hoàn chỉnh hoặc hoàn thiện được hướng dẫn tại chú giải quy tắc 2(a), Sáu quy tắc tổng quát ban hành kèm theo Phụ lục II, Thông tư số 156/2011/TT-BTC. Kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa của doanh nghiệp được xác định là “Dạng van bằng đồng đã có cơ cấu đóng mở (không tay vặn)”. Để trở thành sản phẩm hoàn chỉnh, doanh nghiệp sản xuất thêm tay vặn, quan trọng nhất là đúc thân van bằng nhựa PP và mua thêm một số chi tiết sản xuất trong nước như eecu, gioăng, vòng đệm thì mới lắp ráp thành sản phẩm hoàn thiện. Mặt khác, kết quả giám định của Vinacontrol xác định: “Mẫu kiểm tra trên là 02 van cổng dùng lắp đặt cho đường ống nước, đóng mở bằng tay, chưa hoàn chỉnh, có đường kính trong là 25mm và 32mm. Do đó, căn cứ hồ sơ hải quan, kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa nhập khẩu, tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất, kết quả giám định để phân loại như sau:
1- Trường hợp xác định sản phẩm là hàng hóa đã có đặc trưng cơ bản của Van, áp dụng quy tắc 2(a), phân loại vào nhóm 8481, các phân nhóm của van hoàn chỉnh tùy theo cấu tạo, nguyên lý hoạt động và chức năng của từng loại van.
2- Trường hợp xác định sản phẩm chưa có đặc trưng cơ bản của Van, thì phân loại vào nhóm 8481, phân nhóm 8481.90 (Bộ phận).
Người đọc có thể tham khảo thêm các văn bản mới khác tại:
Nguồn: taiviet.net
Thuế và hải quan | |
Doanh nghiệp và chứng khoán | |
Văn bản pháp luật | |
Đào tạo nghiệp vụ |
Bản quyền thuộc về Công ty cổ phần Tài Việt
Điện thoại: (84) 2253 250 250 - Fax: (84) 2253 555 456
Email: [email protected]