Pháo hoa Canh dao tet Tet Nguyen Dan taiviet.net-noel

Sản phẩm - dịch vụ

Điểm tin văn bản trong lĩnh vực hải quan đáng lưu ý tuần qua (07/07 - 13/07/2014)

Tác giả : AA001 | 13 - 07 - 2014 | 9:44 AM | 1694 Lượt xem

Tài Việt điểm qua một số văn bản pháp luật trong lĩnh vực hải quan cần lưu ý trong tuần qua (07/07 - 12/07/2014). 

Luật số 54/2014/QH13 ngày 23/06/2014 - Luật hải quan:

Luật này gồm 8 Chương, 104 Điều quy định quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trong lãnh thổ hải quan; về tổ chức và hoạt động của Hải quan. Quan điểm xuyên suốt bộ luật là đổi mới toàn diện hoạt động hải quan thông qua tạo điều kiện áp dụng quản lý hải quan hiện đại phù hợp với thông lệ quốc tế, đảm bảo an ninh chính trị, lợi ích chủ quyền và an ninh quốc gia; góp phần thu hút đầu tư nước ngoài và nâng cao sức cạnh tranh trong nước và quốc tế của các doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Một trong những điểm mới của Luật Hải quan là thay đổi căn bản phương thức thực hiện thủ tục hải quan từ phương thức truyền thống, bán điện tử sang phương thức điện tử. Luật cũng quy định chung thống nhất về hồ sơ hải quan theo hướng chỉ có tờ khai hải quan là chứng từ bắt buộc phải có khi làm thủ tục hải quan. Điểm mới quan trọng khác là Luật quy định các nội dung mang tính nguyên tắc về quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan. Theo đó, cơ quan hải quan sẽ áp dụng quản lý rủi ro để quyết định việc kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải; hỗ trợ hoạt động phòng, chống buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

Luật này có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.

Công văn 900/GSQL-GQ2 ngày 03/07/2014 - Ủy thác nhập khẩu máy móc thiết bị đồng bộ:

Công văn này giải đáp vướng mắc về việc ủy thác nhập khẩu máy móc thiết bị đồng bộ. Theo đó, trong trường hợp Công ty đã làm thủ tục đăng ký danh mục máy móc, thiết bị đồng bộ thuộc Chương 84, 85 là tổ hợp, dây chuyền tính thuế theo máy chính theo quy định tại Điều 97 Thông tư số 128/2013/TT-BTC thì Công ty có quyền ủy thác cho nhà thầu làm thủ tục nhập khẩu một phần danh mục đã đăng ký. Khi làm thủ tục nhập khẩu, nhà thầu (người được ủy thác) ngoài bộ hồ sơ nhập khẩu theo quy định phải xuất trình thêm cho cơ quan Hải quan:

- Hợp đồng ủy thác nhập khẩu hoặc hợp đồng thầu có ghi rõ nội dung ủy thác nhập khẩu;

- Phiếu theo dõi trừ lùi bản chính đã được cấp theo quy định tại Điều 97 Thông tư số 128/2013/TT-BTC.

Công văn 6257/BCT-XNK ngày 04/07/2014 - Nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài gửi kho ngoại quan để xuất khẩu sang nước thứ ba không qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc:

Công văn này giải đáp vướng mắc khi nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài gửi kho ngoại quan để xuất khẩu sang nước thứ ba không qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc. Theo quy định tại khoản 5 Điều 12 Thông tư số 05/2014/TT-BCT quy định hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa quy định: “Hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc Phụ lục III, IV, V trong đó doanh nghiệp không thực hiện tái xuất qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc không thuộc loại hình kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện.”

Theo đó, trường hợp Công ty nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài gửi kho ngoại quan để xuất khẩu sang nước thứ ba không qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc thì không phải có Giấy chứng nhận Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất do Bộ Công Thương cấp.

Công văn 8433/TCHQ-TXNK ngày 07/07/2014 - Đề nghị gỡ phần lệ phí treo trên hệ thống VNACCS/VCIS:

Công văn này giải đáp vướng mắc về đề nghị gỡ phần lệ phí treo trên hệ thống VNACCS/VCIS. Theo đó, Tổng cục Hải quan không thiết lập thu phí tự động trên hệ thống VNACCS/VCIS mà hệ thống kế toán của hải quan sẽ tự động quản lý phí thu hộ các Hiệp hội từ ngày 01/7/2014. Vì vậy, trên hệ thống VNACCS/VCIS sẽ không treo nợ phí của các Hiệp hội nên không ảnh hưởng đến quá trình thông quan hàng hóa của Công ty.

Công văn 8646/TCHQ-GSQL ngày 10/07/2014 - Thủ tục hải quan của DNCX:

Công văn này giải đap vướng mắc về thủ tục hải quan của DNCX. Theo đó, trường hợp DNCXsản xuất sản phẩm tại Việt Nam bán vào thịtrường nội địa thì đây không thuộc phạm vi điều chỉnh quy định tại khoản 9 Điều 1 Nghịđịnh số164/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủvà thủtục hải quan thực hiện theo quy định tại Điểm c khoản 3 Điều 49 Thông tưsố128/2013/TT-BTC ngày 10/09/2013 của BộTài chính. Nhưvậy, khi bán hàng từCông ty vào Chi nhánh nội địa thực hiện thủtục hải quan theo quy định tại Điểm c khoản 3 Điều 49 Thông tưsố128/2013/TT-BTC dẫn trên; khi Chi nhánh nội địa bán hàng cho các doanh nghiệp nội địa khác là quan hệmua bán hàng hóa trong nội địa. Trường hợp Công ty nhập khẩu sản phẩm vềphân phối tại thịtrường Việt Nam và Công ty đãthành lập chi nhánh riêng nằm ngoài Công ty đểthực hiện hoạt động này thì căn cứquy định tại khoản 9 Điều 1 Nghịđịnh số164/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủvà khoản 8 Điều 49 Thông tưsố128/2013/TT-BTC ngày 10/09/2013 của BộTài chính đểthực hiện. Theo đó, Chi nhánh Công ty làm thủtục nhập khẩu với chính sách thuế, chính sách quản lý hàng hóa nhưđối với hàng hóa nhập khẩu theo hợp đồng thương mại theo quyền nhập khẩu, quyền phân phối đãđược cấp phép. Khi bán cho doanh nghiệp nội địa không phải làm thủtục hải quan, trường hợp bán cho DNCX thì thực hiện thủtục hải quan theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 49 Thông tưsố128/2013/TT-BTC.

Công văn 8599/TCHQ-QLRR ngày 09/07/2014 - Tháo gỡ vướng mắc trong việc kiểm tra thực tế hàng hóa mặt hàng dây điện nhập khẩu dùng cho sản xuất bộ dây điện xe hơi:

Công văn này tháo gỡ vướng mắc trong việc kiểm tra thực tế hàng hóa mặt hàng dây điện nhập khẩu dùng cho sản xuất bộ dây điện xe hơi. Theo đó, việc quyết định hình thức kiểm tra thực tế hàng hóa xuất nhập khẩu căn cứ vào tình hình chấp hành pháp luật hải quan của doanh nghiệp, các quy định của pháp luật về kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu và kết quả đánh giá rủi ro của cơ quan Hải quan.

Người đọc có thể tham khảo thêm các văn bản mới khác tại:

 Bản tin hải quan 2614

Nguồn: taiviet.net


Share: 

Hotline:

(84) 2253 250 250

Email:

[email protected]