Pháo hoa Canh dao tet Tet Nguyen Dan taiviet.net-noel

Sản phẩm - dịch vụ

Điểm tin văn bản trong lĩnh vực hải quan đáng lưu ý tuần qua (03/08 - 08/08/2015)

Tác giả : AA006 | 08 - 08 - 2015 | 1:44 PM | 2616 Lượt xem

Tài Việt điểm qua một số văn bản pháp luật trong lĩnh vực hải quan cần lưu ý trong tuần qua (03/08 - 08/08/2015):

Thông tư 25/2015/TT-BCT ngày 03/08/2015 - Quy định về nguyên tắc điều hành hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng đường năm 2015

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định về nguyên tắc điều hành nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan đối với mặt hàng đường năm 2015.

Điều 1. Lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu năm 2015

- Mã số hàng hóa: 1701.

- Tên hàng: Đường tinh luyện, đường thô.

- Đơn vị: Tấn.

- Số lượng: 81.000

Điều 2. Nguyên tắc điều hành

1. Nguyên tắc phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu

Việc phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 04/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.

2. Đối tượng phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu

Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường được phân giao cho thương nhân trực tiếp sử dụng đường làm nguyên liệu sản xuất và thương nhân sản xuất đường thô để tinh luyện.

3. Thời điểm phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường

Thời điểm phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường thực hiện theo đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để không ảnh hưởng đến việc tiêu thụ đường sản xuất trong nước.

Điều 3. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03 tháng 8 năm 2015 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2015.

Công văn 7082/TCHQ-GSQL ngày 31/07/2015 - Hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan

Công văn này hướng dẫn xử lý vướng mắc thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan của Công ty TNHH Ô tô Á Châu. Theo đó:

1. Về thủ tục kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản đưa vào, đưa ra kho ngoại quan:

Căn cứ quy định tại Điều 23 và 24 Thông tư số 06/2010/TT-BNNPTNT ngày 02/2/2010, công văn số 369/TY-KD ngày 11/3/2010 của Cục Thú y, doanh nghiệp nhập khẩu thủy sản, sản phẩm thủy sản gửi kho ngoại quan, hoặc xuất kho ngoại quan ra nước ngoài phải khai báo và làm thủ tục kiểm dịch theo quy định.

Trường hợp hàng hóa từ kho ngoại quan đưa vào thị trường nội địa hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan: Cơ quan hải quan kiểm tra thời hạn Giấy chứng nhận kiểm dịch do người khai hải quan đã nộp trước đây khi làm thủ tục nhập khẩu để gửi kho ngoại quan. Nếu Giấy chứng nhận kiểm dịch còn thời hạn hiệu lực (theo khoản 3 Điều 6 Thông tư số 06/2010/TT-BNNPTNT, hoặc khoản 3 Điều 6 Quyết định số 15/VBHN-BNNPTNT ngày 11/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) thì không yêu cầu doanh nghiệp phải làm thủ tục kiểm dịch; trường hợp Giấy chứng nhận hết thời hạn hiệu lực thì yêu cầu doanh nghiệp phải khai báo để kiểm dịch hoặc gia hạn hiệu Iực của Giấy chứng nhận kiểm dịch.

2. Về thủ tục kiểm tra an toàn thực phẩm gửi kho ngoại quan:

Căn cứ quy định điểm d khoản 2 Điều 14 Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ và khoản 3 Điều 3 Thông tư số 25/2010/TT-BNNPTNT ngày 08/4/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thì thực phẩm nhập khẩu (gồm thủy sản, sản phẩm thủy sản dùng làm thực phẩm) từ nước ngoài gửi kho ngoại quan được miễn kiểm tra an toàn thực phẩm; trường hợp hàng hóa đưa vào thị trường nội địa tiêu thụ thì phải đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm theo quy định.

Cục Hải quan các tỉnh, thành phố chỉ đạo các Chi cục quản lý kho ngoại quan trên địa bàn, theo dõi, quản lý hàng hóa lưu giữ trong kho theo quy định tại Điều 87 và Điều 88 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính phủ, lưu ý thời hạn của các mặt hàng nhập khẩu có điều kiện (Giấy phép nhập khẩu, giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra) gửi kho ngoại quan có thể ảnh hưởng đến môi trường nếu hết thời hạn để có biện pháp quản lý đúng quy định.

3. Về kiểm tra chất lượng ô tô nhập khẩu gửi kho ngoại quan:

Căn cứ quy định tại điểm c khoản 2 Điều 1 Thông tư số 31/2011/TT-BGTVT ngày 15/4/2011 của Bộ Giao thông Vận tải, trường hợp nhập khẩu ô tô gửi kho ngoại quan để xuất đi nước thứ ba thì không phải kiểm tra chất lượng; trường hợp đưa vào thị trường nội địa để tiêu thụ thì phải làm thủ tục hải quan và kiểm tra chất lượng theo quy định.

Công văn 7131/TCHQ-GSQL ngày 04/08/2015 - Hướng dẫn khai hải quan

Công văn này hướng dẫn xử lý vướng mắc khi khai báo hải quan của Công ty TNHH Intel Products Vietnam (IPV). Theo đó:

1/ Về việc khai báo hải quan và quản lý đối với tấm nguyên liệu nhập khẩu có một số đơn vị nguyên liệu bị lỗi:

a) Về khai báo hải quan:

Do nguyên liệu khi nhập khẩu có thể bao gồm cả nguyên liệu lỗi, số nguyên liệu lỗi IPV không phục vụ mục đích sản xuất, không phải thanh toán cho ngoài bán ở nước ngoài nên hợp có phát hiện nguyên liệu lỗi trước khi nhập khẩu thì IPV có thể khai báo hải quan theo một trong hai cách sau:

(i) Khai báo số nguyên liệu lỗi không thanh toán cùng với nguyên liệu đạt tiêu chuẩn nhập khẩu trên một tờ khai, Theo đó, trên tờ khai nhập khẩu, IPV khai báo đầy đủ số lượng nguyên liệu nhập khẩu bao gồm cả lượng nguyên liệu lỗi; phần nguyên liệu lỗi, không thanh toán khai báo theo hướng dẫn tại chỉ tiêu 1.44 Phụ lục II Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính và tại ô “Chi tiết trị giá” phần thể hiện dòng hàng FOC ghi thêm nội dung “nguyên liệu lỗi”.

(ii) Khai báo nguyên liệu đạt tiêu chuẩn trên một tờ khai theo mục đích sản xuất, khai báo số nguyên liệu lỗi trên tờ khai khác theo mục đích sử dụng.

b) Về việc báo cáo quyết toán đối với phần nguyên liệu bị lỗi:

Theo trình bày của IPV thì phần nguyên liệu lỗi không trực tiếp tham gia vào quá trình, sản xuất sản phẩm xuất khẩu, không phát sinh chi phí sản xuất, không theo dõi tại hệ thống quản lý nội bộ về nhập, xuất, tồn nguyên liệu nên căn cứ quy định tại Điều 60 Thông tư số 38/2015/TT-BTC dẫn trên thì IPV không phải báo cáo quyết toán đối với số nguyên liệu lỗi này.

2/ Đối với linh kiện, bộ phận có nhu cầu tái sử dụng sau khi thanh lý tài sản cố định:

Trường hợp sau khi thanh lý tài sản cố định, IPV có nhu cầu giữ lại một số linh kiện, bộ phận của tài sản cố định đó để tiếp tục sử dụng vào hoạt động sản xuất tại doanh nghiệp (các linh kiện, bộ phận này không đáp ứng điều kiện là tài sản cố định) thì IPV thực hiện thủ tục thanh lý tài sản cố định theo quy định tại Điều 74 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính, trong đó ghi rõ tên gọi, số lượng, trị giá phần tài sản giữ lại để tiếp tục sử dụng tại doanh nghiệp tại văn bản đề nghị thanh lý gửi cơ quan hải quan.

Phần linh kiện, bộ phận giữ lại này IPV tự quản lý trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định, khi xuất khẩu hoặc tiêu hủy IPV thực hiện theo quy định hiện hành.

Nguồn: taiviet.net

Người đọc có thể tham khảo thêm các văn bản mới khác tại:

Bản tin hải quan số 3015

Share: 

Hotline:

(84) 2253 250 250

Email:

[email protected]