Tài Việt điểm qua một số văn bản pháp luật trong lĩnh vực hải quan trong tuần qua (03/03-08/03/2014) cần lưu ý như sau:
Công văn 2017/TCHQ-TXNK ngày 28/02/2014 - Hướng dẫn thực hiện Biểu thuế XNK:
Công văn này giải quyết vướng mắc khi thực hiện Biểu thuế XNK ban hành kèm theo Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013. Theo đó:
- Căn cứ Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính thì: “Trường hợp mặt hàng không được quy định cụ thể tên trong Biểu thuế xuất khẩu thì khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan vẫn phải kê khai mã hàng của mặt hàng xuất khẩu ưu đãi quy định tại mục I phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này và ghi mức thuế suất thuế xuất khẩu là 0% (không phần trăm)”
Theo Công ty, sản phẩm xuất khẩu của Công ty có mã số: 6911.10.00, 6913.10.90, 6913.90.90, 9105.21.00, 9405.50.90 và 9505.90.00 (không có trong Biểu thuế xuất khẩu theo danh mục mặt hàng chịu thuế). Do đó, đề nghị Công ty khi làm thủ tục xuất khẩu thực hiện theo Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 164/2013/TT-BTC nêu trên.
- Căn cứ Khoản 5 Điều 112 Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính: 5. “Hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu để sản xuất hàng hóa nhập khẩu ra nước ngoài hoặc xuất vào khu phi thuế quan được hoàn thuế nhập khẩu tương ứng với tỷ lệ sản phẩm thực tế xuất khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu có đủ điều kiện xác định là được chế biến từ toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu và được xác định cụ thể như sau:
a) Hàng hóa xuất khẩu được sản xuất từ toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu thì không phải nộp thuế xuất khẩu. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu được sản xuất từ hai nguồn: nguyên liệu nhập khẩu và nguyên liệu có nguồn gốc trong nước thì thực hiện thu thuế xuất khẩu đối với phần nguyên liệu tương ứng được sản xuất để sản xuất sản phẩm xuất khẩu có nguồn gốc nước theo mức thuế suất thuế xuất khẩu quy định đối với mặt hàng xuất khẩu đó.”
- Đối với quy định trên với trường hợp của Công ty, nếu đã nộp thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu (đất sét, thạch cao, màu vẽ, nước men…) để sản xuất hàng hóa nhập khẩu ra nước ngoài thì được hoàn thuế nhập khẩu tương ứng với tỷ lệ sản phẩm thực tế xuất khẩu. Đối với phần nguyên liệu Công ty mua từ 02 nguồn (nhập khẩu và mua trong nước) để sản xuất xuất khẩu, đề nghị Công ty thực hiện theo Khoản 5 Điều 112 Thông tư số 128/2013/TT-BTC nêu trên.
- Hồ sơ, thủ tục hoàn thuế và không thu thuế thực hiện theo quy định tại Điều 117, Điều 127 Thông tư 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính.
Công văn 2178/TCHQ-GSQL ngày 04/03/2014 - Sử dụng hóa đơn đối với hình thức XNK tại chỗ của DNCX:
Công văn này hướng dẫn về việc sử dụng hóa đơn đối với hình thức XNK tại chỗ của DNCX. Theo đó, căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư số 64/2013/TT-BTC ngày 15/05/2013 của Bộ Tài chính, trường hợp DNCX bán hàng hóa vào nội địa thì khi làm thủ tục hải quan sử dụng hóa đơn bán hàng thay cho hóa đơn xuất khẩu.
Công văn 2629/BTC-TCHQ ngày 03/03/2014 - Hoàn tiền chậm nộp thuế GTGT:
Công văn này giải quyết vướng mắc về việc hoàn tiền chậm nộp thuế GTGT. Cụ thể như sau:
1. Hàng hóa là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
2. Trường hợp doanh nghiệp không thực xuất khẩu hàng hóa trong thời hạn nộp thuế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu thì phải kê khai nộp thuế GTGT cùng với thuế nhập khẩu kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế nhập khẩu theo hướng dẫn tại các Thông tư số 59/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 14/6/2007 hướng dẫn thi hành thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và Thông tư số79/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 20/4/2009 hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Thời gian để tính phạt chậm nộp thuế GTGT:
a. Được tính từ ngày thứ 31 (ba mươi mốt) kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan đối với các trường hợp người nộp thuế kê khai và cơ quan hải quan có đủ căn cứ xác định hàng hóa nhập khẩu đã chuyển tiêu thụ nội địa.
b. Được tính từ ngày thứ 276 (hai trăm bảy sáu), kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan đối với các trường hợp khác;
c. Khi các doanh nghiệp thực tế xuất khẩu sản phẩm sản xuất từ hàng hóa nhập khẩu thuộc điểm 3b thì tiền thuế GTGT và phạt chậm nộp thuế GTGT xử lý như sau:
+ Kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào đã nộp với cơ quan thuế.
+ Hoàn lại số tiền phạt chậm nộp thuế GTGT đã nộp tương ứng với số nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã đưa vào sản xuất xuất khẩu và đã xuất khẩu; Không phải nộp phạt chậm nộp thuế GTGT đối với số nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã đưa vào sản xuất hàng xuất khẩu và đã xuất khẩu (nếu chưa nộp).
d. Hàng hóa thuộc điểm 3b nếu không thực xuất khẩu sản phẩm thì phải tính lại tiền phạt chậm nộp thuế thuế GTGT theo hướng dẫn tại điểm 3a công văn này.
Công văn 2181/TCHQ-TXNK ngày 04/03/2014 - Xử lý phạt chậm nộp:
Công văn này hướng dẫn về tính phạt chậm nộp các lô hàng ngân sách cấp tiền để nộp thuế. Căn cứ công văn số 8131/TC-TCT ngày 27/8/2001 của Bộ Tài chính; công văn số 2230/TCHQ-KTTT ngày 24/5/2006 của Tổng cục Hải quan về việc xử lý phạt chậm nộp thuế do ngân sách nhà nước cấp tiền để nộp thuế. Theo đó, nếu doanh nghiệp cung cấp đủ các chứng từ: phiếu đề nghị xác nhận thanh toán vốn NSNN; giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước do Kho bạc Nhà nước trích tiền; giấy rút vốn đầu tư; giấy thanh toán vốn đầu tư thì không tính phạt chậm nộp thuế. Đề nghị cơ quan hải quan quản lýkiểm tra chứng từ, trường hợp kiểm tra phát hiện đã được thanh toán vốn để nộp thuế nhưng vẫn chậm nộp thuế thì phải chậm nộp đối với số ngày chậm nộp theo quy định.
Công văn 1499/BCT-XNK ngày 28/02/2014 - Thực hiện Thông tư số 05/2014/TT-BCT quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa:
Công văn này giải quyết vướng mắc khi thực hiện Thông tư số 05/2014/TT-BCT quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 20/02/2014. Theo đó, trong vòng 90 ngày kể từ ngày Thông tư số 05/2014/TT-BCT có hiệu lực, cửa khẩu tạm nhập, tái xuất đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất và hàng hóa nước ngoài gửi vào kho ngoại quan để xuất khẩu, tái xuất qua các tỉnh biên giới được tiếp tục thực hiện theo các quy định như trước khi ban hành Thông tư số 05/2014/TT-BCT; tạm thời chưa áp dụng quy định tại Điều 5 Thông tư số 05/2014/TT-BCT.
Kể từ ngày 21 tháng 5 năm 2014, cửa khẩu tạm nhập, tái xuất thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư số 05/2014/TT-BCT của Bộ Công Thương.
Công văn 2019/TCHQ-TXNK ngày 28/01/2014 - Vướng mắc giải quyết ân hạn thuế 275 ngày:
Công văn này giải quyết vướng mắc ân hạn thuế 275 ngày. Cụ thể như sau:
- Về vướng mắc giải quyết ân hạn thuế 275 ngày: đối với trường hợp công ty mẹ, công ty thành viên nhập khẩu, cung ứng hàng hóa nhập khẩu cho các Công ty con, Công ty thành viên trực thuộc khác để sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
Vấn đề này đã được quy định tại khoản 2 Điều 38 Nghị định 83/2013/NĐ-CP ngày 23/7/2013 và điểm a khoản 1 Điều 20 Thông tư 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính. Đề nghị cơ quan hải quancăn cứ các quy định nêu trên để thực hiện.
-Về vướng mắc chứng từ trong hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hóa tạm nhập - tái xuất không nhằm mục đích thương mại: Ngày 13/02/2014, Bộ Tài chính đã có công văn số 1881/BTC-TCHQ hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu theo hình thức tạm nhập - tái xuất không nhằm mục đích thương mại cung ứng cho tàu biển nước ngoài không có hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng ủy thác nhập khẩu.
Công văn 2087/TCHQ-GSQL ngày 28/02/2014 - Vướng mắc khi thanh khoản hợp đồng gia công:
Công văn này giửi quyết vướng mắc khi thanh khoản hợp đồng gia công. Cụ thể như sau:
- Trường hợp DN nhận gia công lần đầu, không có cơ sở sản xuất (thuê gia công lại toàn bộ hợp đồng) thuộc diện phải kiểm tra cơ sở sản xuất và phải theo dõi, quản lý chặt chẽ.
- Cơ quan hải quan quản lýcăn cứ giải trình của doanh nghiệp thực hiện kiểm tra số chứng từ kế toán, các chứng từ liên quan đến lô hàng xuất nhập khẩu, phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, định mức doanh nghiệp đã thông báo, định mức đề nghị điều chỉnh. Nếu qua kiểm tra thực tế hồ sơ, chứng từ liên quan có đủ cơ sở để xác định việc doanh nghiệp đề nghị điều chỉnh định mức là hợp lý thì chấp nhận bản định mức điều chỉnh và xem xét thanh khoản cho doanh nghiệp.
- Sau khi thanh khoản, tiến hành kiểm tra sau thông quan đối với DN.
Theo: Tài Việt
Thuế và hải quan | |
Doanh nghiệp và chứng khoán | |
Văn bản pháp luật | |
Đào tạo nghiệp vụ |
Bản quyền thuộc về Công ty cổ phần Tài Việt
Điện thoại: (84) 2253 250 250 - Fax: (84) 2253 555 456
Email: [email protected]