Sự việc chứng khoán Trung Quốc lao dốc mạnh trong phiên cuối tuần đã ảnh hưởng tới chứng khoán châu Âu, Mỹ và khiến nhà đầu tư liên tưởng tới “những ngày đen tối” cuối tháng 8 vừa qua, khi tình hình Trung Quốc kéo theo lệnh bán tháo ồ ạt trên thị trường toàn cầu.
Sau 1 ngày nghỉ lễ, chứng khoán Mỹ trở lại trong ngày thứ Sáu, nhưng chỉ giao dịch nửa ngày. Trong nửa ngày giao dịch này, phố Wall gần như chỉ biến động nhẹ khi đa số nhà đầu tư đã đi nghỉ.
Việc lao dốc của thị trường chứng khoán Trung Quốc trong phiên cuối tuần, kết thúc trước đó mấy tiếng đồng hồ đã khiến chứng khoán châu Âu đảo chiều giảm trở lại từ mức cao 3 tháng. Nhóm cổ phiếu khai mỏ là những cổ phiểu phản ứng nhạy cảm nhất với vấn đề này, bởi Trung Quốc là nước tiêu thụ kim loại lớn nhất thế giới, qua đó kéo chứng khoán châu Âu giảm điểm.
Trên thị trường chứng khoán châu Á, chứng khoán Nhật Bản đảo chiều giảm trở lại trong phiên cuối tuần khi các chỉ báo kỹ thuật chỉ ra rằng, thị trường đang trong tình trạng quá mua.
Kết thúc phiên 27/11: Chỉ số Dow Jones giảm 14,9 điểm (-0,08%), xuống 17.798,49 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 1,24 điểm (+0,06%), lên 2.090,11 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 11,38 điểm (+0,22%), lên 5.127,52 điểm. Chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 17,98 điểm (-0,28%), xuống 6.375,15 điểm. Chỉ số DAX tại Đức giảm 27,01 điểm (-0,24%), xuống 11.293,76 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Pháp giảm 15,88 điểm (-0,32%), xuống 4.930,14 điểm. Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 60,47 điểm (-0,3%), xuống 19.883,94 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 420,62 điểm (-1,87%), xuống 22.068,32 điểm. Chỉ số Shanghai Composite giảm 199,25 điểm (-5,48%), xuống 3.436,30 điểm.
taiviet.net tổng hợp từ Bloomberg và Reuters
Thuế và hải quan | |
Doanh nghiệp và chứng khoán | |
Văn bản pháp luật | |
Đào tạo nghiệp vụ |
Bản quyền thuộc về Công ty cổ phần Tài Việt
Điện thoại: (84) 2253 250 250 - Fax: (84) 2253 555 456
Email: [email protected]