Trong bối cảnh mùa kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp Mỹ đã được dự báo kém khả quan, thì nhà đầu tư lại trông đợi vào các dữ liệu kinh tế. Với các dữ liệu vừa công bố, phố Wall đã có phiên mở đầu tháng mới đầy tích cực, chỉ số S&P 500 đã vượt quan mốc 2.100 điểm, chỉ còn cách đỉnh cao nhất mọi thời đại 2.130,82 điểm được xác lập hồi tháng 5/2015. Kể từ mức đáy của năm hồi tháng 8, S&P 500 đã tăng gần 13%.
Trên thị trường chứng khoán châu Âu, dù mở cửa trong sắc đỏ, nhưng sau khi dữ liệu PMI được công bố với những con số tích cực trên cả khu vực, chứng khoán châu Âu đã phục hồi trở lại.
Trong khi dữ liệu PMI giúp chứng khoán châu Âu và Mỹ tăng mạnh mẽ đầu tuần, thì lại làm chứng khoán châu Á chao đảo. Chỉ số PMI tháng 10 của Trung Quốc tăng lên mức 48,3 trong tháng 10, từ mức 47,2 trong tháng 9. Dù là tháng tăng thứ 3 liên tiếp, nhưng vẫn dưới mức 50, cho thấy hoạt động sản xuất của Trung Quốc vẫn đang suy giảm. Theo một báo cáo khác của Chính phủ Trung Quốc, chỉ số PMI tháng 10 của nước này vẫn duy trì ở mức 49,8 như tháng trước. Thông tin từ Trung Quốc đã làm ảnh hưởng tiêu cực tới các thị trường chứng khoán trong khu vực.
Kết thúc phiên 2/11: Chỉ số Dow Jones tăng 165,22 điểm (+0,94%), lên 17.828,76 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 24,69 điểm (+1,19%), lên 2.104,05 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 73,4 điểm (+1,45%), lên 5.127,15 điểm. Chỉ số FTSE 100 tại Anh tăng 0,71 điểm (+0,01%), lên 6.361,80 điểm. Chỉ số DAX tại Đức tăng 100,53 điểm (+0,93%), lên 10.950,67 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Pháp tăng 18,55 điểm (+0,38%), lên 4.916,21 điểm. Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 399,86 điểm (-2,10%), xuống 18.683,24 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 270,0 điểm (-1,19%), xuống 22.370.04 điểm. Chỉ số Shanghai Composite giảm 57,48 điểm (-1,7%), xuống 3.325,08 điểm.
taiviet.net tổng hợp từ Bloomberg và Reuters
Thuế và hải quan | |
Doanh nghiệp và chứng khoán | |
Văn bản pháp luật | |
Đào tạo nghiệp vụ |
Bản quyền thuộc về Công ty cổ phần Tài Việt
Điện thoại: (84) 2253 250 250 - Fax: (84) 2253 555 456
Email: [email protected]