Chứng khoán Mỹ giảm điểm trong một đợt bán tháo lớn vào phiên giao dịch thứ Ba, phiên giảm điểm thứ hai liên tiếp và đã kéo chỉ số Dow xuống dưới mốc 17.000 điểm do các nhà đầu tư đã thận trọng trở lại trước khi mùa thu nhập bắt đầu.
Tuy nhiên, chỉ số S&P 500 đã phục hồi từ mức thấp trước đó và đang tìm cách giữ ngưỡng biến động trung bình trong 14 ngày là 1.964,61 điểm. Đó có lẽ là dấu hiệu của đà suy yếu ngắn hạn nếu chỉ số S&P 500 giảm điểm đáng kể dưới mức đó. Chín trong số mười mã chứng khoán S&P 500 của khu vực đã giảm giá, chỉ có nhóm các tiện ích phòng thủ (SPLRCU.) tăng điểm trong ngày.
Gần đây, chứng khoán Mỹ đã có những biểu hiện tốt, với các chỉ số chính liên tiếp ghi kỷ lục. Tuần trước, chỉ số Dow đã lần đầu tiên đóng cửa trên mốc 17.000 điểm. Sự phục hồi phần lớn dựa trên các dữ liệu mạnh mẽ. Những người tham gia thị trường đang tìm kiếm thu nhập để xác nhận rằng nền kinh tế đã phục hồi trong quý II sau tác động của một mùa đông khắc nghiệt.
Nhóm ngân hàng dẫn đầu các mã cổ phiếu châu Âu giảm điểm trong phiên thứ Ba do các ngân hàng Đức đã trở thành nhà cho vay mới nhất với cuộc đàm phán đắt giá cho một giải pháp pháp lý với các nhà chức trách Mỹ. Các ngân hàng trong khu vực đồng Euro đã giảm 2,8% - mức giảm ngành lớn nhất, dẫn đầu sự giảm điểm là Commerzbank.
Cổ phiếu của Nhật Bản đã giảm vào phiên thứ Ba, do áp lực bởi sự tạm dừng rõ rệt trong việc mua lại của các quỹ hưu trí công cộng, sự tụt điểm của thị trường Phố Wall và sự thận trọng trước lợi nhuận của doanh nghiệp. Chỉ số Nikkei của Nhật đã giảm 0,4% còn 15,314.41 điểm.
taiviet.net tổng hợp từ Reuters, Bloomberg
Thuế và hải quan | |
Doanh nghiệp và chứng khoán | |
Văn bản pháp luật | |
Đào tạo nghiệp vụ |
Bản quyền thuộc về Công ty cổ phần Tài Việt
Điện thoại: (84) 2253 250 250 - Fax: (84) 2253 555 456
Email: [email protected]