Phần lớn thời gian giao dịch, các chỉ số chính của phố Wall tăng mạnh gần 3%, nhưng chỉ trong ít phút trước khi đóng cửa, các chỉ số đồng loạt quay đầu đóng cửa trong sắc đỏ.
Trong khi đó, quyết định cắt giảm lãi suất của Trung Quốc để thúc đẩy nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này lại có tác động tích cực với thị trường chứng khoán châu Âu. Việc kinh tế Trung Quốc lấy lại đà tăng trưởng mạnh, đồng nghĩa với việc hàng hóa của châu Âu sẽ được tiêu thụ tốt hơn, bởi Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 thế giới của các doanh nghiệp châu Âu sau Mỹ.
Trên thị trường chứng khoán châu Á, dù rất nỗ lực trong phiên sáng, nhưng chứng khoán Nhật Bản vẫn không thể tránh khỏi phiên giảm mạnh thứ 2 liên tiếp, xuống mức thấp nhất kể từ 10/2 khi nỗi lo về sức khỏe của nền kinh tế Trung Quốc đang ám ảnh các nhà đầu tư.
Kết thúc phiên 25/8: Chỉ số Dow Jones giảm 204,91 điểm (-1,29%), xuống 15.666,44 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 25,6 điểm (-1,35%), xuống 1.867,61 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 19,76 điểm (-0,44%), xuống 4.506,49 điểm. Chỉ số FTSE 100 tại Anh tăng 182,47 điểm (+3,09%), lên 6.081,34 điểm. Chỉ số DAX tại Đức tăng 479,69 điểm (+4,97%), lên 10.128,12 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Pháp tăng 181,4 điểm (+4,14%), lên 4.564,86 điểm. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 733,98 điểm (-3,96%), xuống 17.806,7 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 153,39 điểm (+0,72%), lên 21.404,96 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Trung Quốc giảm 244,94 điểm (-7,63%), xuống 2.964,97 điểm.
Thuế và hải quan | |
Doanh nghiệp và chứng khoán | |
Văn bản pháp luật | |
Đào tạo nghiệp vụ |
Bản quyền thuộc về Công ty cổ phần Tài Việt
Điện thoại: (84) 2253 250 250 - Fax: (84) 2253 555 456
Email: [email protected]