Thông tư số 111/2015/TT-BTC ngày 28/07/2015: Hướng dẫn phát hành trái phiếu chính phủ tại thị trường trong nước
Thông tư này áp dụng vớiKho bạc Nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc phát hành trái phiếu tại thị trường trong nước.
Thông tư hướng dẫn cụ thể các điều khoản, điều kiện của trái phiếu như sau:
1. Kỳ hạn: Tín phiếu kho bạc có các kỳ hạn chuẩn là 13 tuần, 26 tuần và 52 tuần; Trái phiếu kho bạc và công trái xây dựng tổ quốc có các kỳ hạn chuẩn là 2 năm, 3 năm, 5 năm, 7 năm, 10 năm, 15 năm, 20 năm và 30 năm; Bộ Tài chính quy định việc phát hành các kỳ hạn chuẩn khác của Trái phiếu trong trường hợp cần thiết.
2. Mệnh giá:Trái phiếu có mệnh giá là một trăm nghìn đồng. Các mệnh giá khác là bội số của một trăm nghìn đồng.
3. Phương thức phát hành: đấu thầu phát hành, bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành, bán lẻ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước
4. Hình thức:phương thức đấu thầu và bảo lãnh được phát hành theo hình thức bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử; phương thức đại lý phát hành và bán lẻ được phát hành theo hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử
5. Lãi suất danh nghĩa trái phiếu: lãi suất cố định hoặc lãi suất thả nổi
6.Thanh toán lãi, gốc trái phiếu:Đối với phương thức đấu thầu và bảo lãnh phát hành, nếu thanh toán lãi định kỳ thì tiền lãi trái phiếu được thanh toán sau theo định kỳ sáu tháng một lần hoặc mười hai tháng một lần và tiền gốc trái phiếu được thanh toán một lần vào ngày trái phiếu đáo hạn; nếu không thanh toán lãi định kỳ thì chỉ thanh toán một lần cả gốc và lãi tại ngày đáo hạn;Đối với phương thức đại lý phát hành và bán lẻ thông qua hệ thống Kho bạc Nhà nước, tiền lãi trái phiếu được thanh toán sau theo định kỳsáu tháng một lầnhoặcmười hai tháng một lần;tiền gốctrái phiếu được thanh toán một lần vào ngày đáo hạn hoặc thanh toán trước hạn theo quy định của từng đợt phát hành.
7. Phát hành bổ sung trái phiếu: Kho bạc Nhà nước quyết định việc phát hành bổ sung trái phiếu nhằm đảm bảo thanh khoản cho thị trường. Kỳ hạn còn lại của mã trái phiếu tại thời điểm phát hành bổ sung phải từ một năm trở lên.
Hình thức đấu thầu trái phiếu và phương thức xác định giá trúng thầu:Đấu thầu canh tranh lãi suất hoặc đấu thầu kết hợp cạnh tranh lãi suất và không cạnh tranh lãi suất.
Kết quả đấu thầu trái phiếu được xác định theo: đấu thầu đơn giá và đấu thầu đa giá
Điều kiện để làm đại lý phát hành trái phiếu:là ngân hàng thương mại được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam; Có vốn điều lệ thực góp tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định của pháp luật liên quan;Có thời gian hoạt động tối thiểu là 3 năm;Có mạng lưới hoạt động đảm bảo phát hành trái phiếu theo yêu cầu của Kho bạc Nhà nước đối với từng đợt phát hành;Có đơn đề nghị làm đại lý phát hành trái phiếu.
Trái phiếu được phát hành:dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2015.
Quyết định số 763/QĐ-BHXH ngày 10/07/2015: Ban hành quy định về hồ sơ, thủ tục, quy trình đăng ký cung cấp dịch vụ I-VAN
Quyết định này quy định về hồ sơ, thủ tục, quy trình đăng ký cung cấp dịch vụ I-VAN để thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực Bảo hiểm xã hội.
1. Hồ sơ đăng ký cung cấp dịch vụ I-VAN gồm:
- Đơn đăng ký cung cấp dịch vụ I-VAN (Mẫu 01/IVAN-ĐK kèm theo Quyết định này).
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư của đơn vị (bản sao);
- Giấy chứng nhận sử dụng Chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cấp (bản sao có chứng thực);
- Giấy Công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN còn hiệu lực thi hành (bản sao) trong trường hợp tổ chức đã được Tổng Cục Thuế công nhận là tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN;
- Giấy bảo lãnh của tổ chức tín dụng theo quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều 2 Quyết định này.
- Đề án kỹ thuật triển khai cung cấp dịch vụ I-VAN gồm các nội dung: Kế hoạch chi tiết; tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ; nhân lực; kinh nghiệm của tổ chức; thời hạn dự kiến cung cấp dịch vụ và các thông tin cần thiết khác đáp ứng quy định tại Điều 6 Quyết định số 08/2015/QĐ-TTg ngày 09/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
2.Quy trình thực hiện
- Nộp hồ sơ đăng kýdịch vụ I-VAN: Nhà cung cấplập 02 bộ hồ sơ đăng ký cung cấp dịch vụ I-VAN gửi đến Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
- Thẩm định hồ sơ: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đăng ký đối với tổ chức cung cấp dịch vụ I-VAN đã được cấp Giấy công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN; 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đăng ký đối với tổ chức khác, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có văn bản thông báo về việc chấp thuận hồ sơ của tổ chức, đồng thời đề nghị tổ chức thực hiện kết nối với Cổng giao dịch điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Namkhi hồ sơđầy đủ, hợp lệ, đáp ứng đúng các tiêu chí quy định. Trường hợp cần thiết, thời gian xem xét, thẩm định được kéo dài nhưng không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
- Kiểm tra hạ tầng kỹ thuật, chuẩn kết nối dữ liệu: Sau khi thẩm định hồ sơ, trong thời hạn 10 ngày, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức kiểm tra và lập Biên bản về kết quả kiểm tra hạ tầng kỹ thuật và công nhận việc kết nối. Trường hợp tổ chức không đáp ứng yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật thì Bảo hiểm xã hội Việt Nam có văn bản thông báo không chấp thuận kết nối dữ liệu và nêu rõ lý do.
- Ký hợp đồng cung cấp dịch vụ I-VAN: Trong thời hạn 05 ngày , Bảo hiểm xã hội Việt Nam ký Hợp đồng cung cấp dịch vụ I-VAN với tổ chức cung cấp dịch vụ I-VAN tại trụ sở Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Đồng thời, công bố công khai trên Website của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về danh sách các tổ chức đã được ký Hợp đồng cung cấp dịch vụ I-VAN.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/07/2015
Thuế và hải quan | |
Doanh nghiệp và chứng khoán | |
Văn bản pháp luật | |
Đào tạo nghiệp vụ |
Bản quyền thuộc về Công ty cổ phần Tài Việt
Điện thoại: (84) 2253 250 250 - Fax: (84) 2253 555 456
Email: [email protected]