Tài Việt điểm qua một số văn bản pháp luật trong lĩnh vực quản lý doanh nghiệp cần lưu ý trong tháng 7/2014 (01/07 - 26/07/2014):
Nghị định 73/2014/NĐ-CP ngày 23/07/2014 - Sửa đổi Điều 29 Nghị định 55/2013/NĐ-CP hướng dẫn Khoản 3 Điều 54 của Bộ luật Lao động về cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và Danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động:
Nghị định này sửa đổi Điều 29 Nghị định 55/2013/NĐ-CP hướng dẫn Khoản 3 Điều 54 của Bộ luật Lao động về cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và Danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động. Nghị định bổ sung thêm Khoản 3 Điều 29 nhưsau:
“3. Đối với doanh nghiệp ngoài việc thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh mà có nhiệm vụ góp phần bảo đảm an ninh, quốc phòng, bảo vệ chủquyền quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại đề án tái cơ cấu đơn vị, thì việc cho thuê lại lao động được phép thực hiện giữa doanh nghiệp cho thuê và các doanh nghiệp khác trong Công ty mẹ - Công ty con, tập đoàn kinh tếmà doanh nghiệp này là thành viên và với những công việc thuộc Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặcbiệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.”
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15/09/2014.
Luật số 51/2014/QH13 ngày 19/06/2014 - Luật phá sản 2014:
Luật phá sản sửa đổi gồm 14 chương, 133 điều, quy định về trình tự, thủ tục nộp đơn, thụ lý và mở thủ tục phá sản; xác định nghĩa vụ về tài sản và biện pháp bảo toàn tài sản trong quá trình giải quyết phá sản; thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh; tuyên bố phá sản và thi hành quyết định tuyên bố phá sản. Luật áp dụng đối với doanh nghiệp và hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật. Một số điểm sửa đối, bổ sung nổi bật:
- Theo luật, chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng, kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
- Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định.
- Về quyền, nghĩa vụ của người tham gia thủ tục phá sản: Thực hiện yêu cầu của Thẩm phán, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật phá sản; Cung cấp tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc giải quyết phá sản; Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình để giao nộp cho Tòa án nhân dân; Đề nghị Thẩm phán, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ mà tự mình không thể thực hiện được hoặc trưng cầu giám định, định giá, thẩm định giá tài sản; yêu cầu kiểm toán doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán; đề nghị Thẩm phán triệu tập người làm chứng; Tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình; Tham gia Hội nghị chủ nợ; Đề nghị thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản theo quy định của luật…
Luật này có hiệu lực từ 01/01/2015.
Nghị định 71/2014/NĐ-CP ngày 21/07/2014 - Hướng dẫn Luật Cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh:
Nghịđịnh số71/2014/NĐ-CP ngày 21/7 quy định chi tiết Luật Cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh. Một số điểm đáng lưu ý như sau:
- Đối với mỗi hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, tổ chức cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính như cảnh cáo hay phạt tiền. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổchức, cá nhân vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổsung. Ngoài các hình thức xử phạt trên, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một sốbiện pháp khắc phục hậu quả.
- Tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định vềkiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh được xác định theo tỷ lệphần trăm doanh thu bán ra hoặc doanh sốmua vào của hàng hóa, dịch vụ liên quan đến hành vi vi phạm trong thời gian thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp vi phạm. Trong trường hợp không thể xác định được doanh thu bán ra hoặc doanh số mua vào của hàng hóa dịch vụ liên quan đến hành vi vi phạm, tiền phạt sẽ được xác định theo tỷ lệphần trăm tổng doanh thu của doanh nghiệp vi phạm trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm.
- Mức tiền phạt tối đa đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh khác là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
Ngoài ra, Nghị định cũng quy định,thời hiệu khiếu nại vụ việc cạnh tranh, thời hiệu ra quyết định điều tra trong trường hợp cơquan quản lý cạnh tranh phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh theo quy định tại Khoản 2 Điều 65 của Luật Cạnh tranh là 2 năm kể từ ngày hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh được thực hiện.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/9/2014.
Luật số 46/2014/QH13 ngày 13/06/2014 - Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014:
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Luật sửa đổi bổ sung có nhiều điểm mới nổi bật như sau:
1. Mởrộng đối tượng tham gia:
Đối tượng tham gia bảo hiểm y tếmởrộng mộtcách đáng kểnhằm thực hiện nhiệm vụchăm sóc sức khỏe cho người dân, cụthể:
- Bổsung đối tượng được đóng BHYT bằng ngân sách Nhà nước: Người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo.
- Bổsung đối tượng được BHXH đóng BHYT:
+ Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày;
+ Người từđủ80 tuổi trởlên đang hưởng trợcấp tuất hằng tháng.
- Thành viên trong hộgia đình (trừtrường hợp đãtham gia BHYT theo HĐLĐ, theo chếđộvới người có công, bảo trợxã hội, HSSV…) cũng sẽphải tham gia BHYT, mức đóng cụthểnhưsau:
+ Người thứ nhất đóng tối đa bằng 6% mức lương cơsở;
+ Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất;
+ Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
BHXH chịu trách nhiệm đóng BHYT cho người đang nghỉ thai sản
Trong thời gian người lao động nghỉviệc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì mức đóng hằng tháng tối đa bằng 6% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng.
2. Thay đổi về mức hỗ trợ:
- Mở rộng đối tượng được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh như: binh sỹ quân đội đang tại ngũ; học viên công an nhân dân; cựu chiến binh; người được hưởng BHXH hàng tháng; người thuộc hộ gia đình nghèo; cha đẻ mẹ đẻ, vợ/chồng, con của liệt sỹ…
Đặc biệt đối tượng đóng BHYT liên tục trên 5 năm, đã thanh toán tiền khám chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở cũng được hưởng 100% (trừ trường hợp trái tuyến)
- Tăng mức hưởng BHYT của thân nhân người có công cách mạng và người thuộc hộ gia đình cận nghèo từ 80% lên 95%.
- Mức hỗ trợcho trường hợp khám, chữa bệnh trái tuyến được quy định như sau: tuyến huyện đưỡc hỗ trợ70%, tuyến tỉnh được hỗ trợ 60%, tuyến TW được hỗ trợ 40%.
3. Tăng mức phạt DN trốn đóng BHYT:
Cơ quan, tổ chức, người sửdụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế mà không đóng hoặc đóng không đầy đủ thì không những phải đóng đủ số tiền chưa đóng và nộp số tiền lãi bằng hai lần mức lãi suất liên ngân hàng (tăng gấp đôi so với trước đây).
Ngoài ra NSDLĐ còn phải hoàn trả toàn bộ chi phí cho người lao động trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng bảo hiểm y tế mà người lao động đã chi trả trong thời gian chưa có thẻ bảo hiểm y tế.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015.
Nghị định 63/2014/NĐ-CPn ngày 26/06/2014 - Hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu:
Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu. Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu thực hiện các gói thuộc phạm vi điều chỉnh quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 1 của Luật Đấu thầu. Một số điểm đáng lưu ý:
- Việc lựa chọn nhà thầu trong lĩnh vực dầu khi quy định tại Khoản 4 Điều 1 của Luật Đấu thầu áp dụng đối với dự án đầu tư phát triển quy định tại các Điểm a,b, và c Khoản 1 Điều 1 của Luật Đấu thầu, trừ việc lựa chọn nhà thầu liên quan trực tiếp đến hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí.
- Về nguyên tắc ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu, Nghị định quy định như sau: Trường hợp sau khi tính ưu đãi, nếu các hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất xếp hạng ngang nhau thì ưu tiên cho nhà thầu có đề xuất chi phí trong nước cao hơn hoặc sử dụng nhiều lao động địa phương hơn (tính trên giá trị tiền lương, tiền công chi trả); Trường hợp nhà thầu tham dự thuộc đối tượng được hưởng nhiều hơn một loại ưu đãi thì khi tính ưu đãi chỉ được hưởng một loại ưu đãi cao nhất theo quy định của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; Đối với gói thầu hỗn hợp, việc tính ưu đãi căn cứ trên tất cả các đề xuất của nhà thầu trong các phần công việc tư vấn, cung cấp hàng hóa, xây lắp. Nhà thầu được hưởng ưu đãi khi có đề xuất chi phí trong nước (chi phí tư vấn, hàng hóa, xây lắp) từ 25% trởlên giá trị công việc của gói thầu.
- Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, chủ đầu tư quyết định mức giá bán một bộ hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu (bao gồm cả thuế) đối với đấu thầu trong nước nhưng tối đa là 2.000.000 đồng đối với hồ sơ mời thầu và 1.000.000 đồng đới với hồ sơ yêu cầu; đối với đấu thầu quốc tế, mức giá bán theo thông lệ đấu thầu quốc tế.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15/08/2014.
Thuế và hải quan | |
Doanh nghiệp và chứng khoán | |
Văn bản pháp luật | |
Đào tạo nghiệp vụ |
Bản quyền thuộc về Công ty cổ phần Tài Việt
Điện thoại: (84) 2253 250 250 - Fax: (84) 2253 555 456
Email: [email protected]