Thị trường chứng khoán thế giới đóng cửa tăng giảm lẫn lộn trong phiên hôm qua.
Wall Street vẫn tiếp tục sự bất thường trong phiên thứ Sáu khi giới đầu tư vẫn tiếp tục trông vào một Cục dự trữ ôn hòa và hy vọng vaccine bất chấp các chỉ số kinh tế tồi tệ ngày càng tăng Sự lạc quan về tái mở cửa cũng là nhân tố tác động đến đợt tăng tháng Ba mà dường như chưa từng xảy ra theo kinh nghiệp của hầu hết dân Mỹ.
Cả dữ liệu bán lẻ kém hơn dự đoán và năng suất đầu ra của nhà máy giảm kỷ lục đã nhận được sự chú ý vào buổi sáng và chứng khoán giảm; tuy nhiên, vào buổi chiều, ba chỉ số chính đã đóng cửa cao hơn.
Chứng khoán châu Âu tăng vào thứ Sáu với việc giới đầu tư thấy yên tâm vào sản lượng đầu ra của nhà máy ở Trung Quốc tăng lần đầu trong năm sau khi nới lỏng lệnh đóng cửa do virus corona. Chỉ số European STOXX 600 đã tăng 1.4% vào 0715 GMT, với chứng khoán du lịch dẫn đầu tăng điểm ở mức 2.7%. Các chứng khoán khai khoáng và sản xuất chip - cho thấy sức khỏe của kinh tế Trung Quốc - cũng tăng sau khi cho thấy sản xuất công nghiệp Trung Quốc leo lên mức 3.9% trong tháng Tư, cao hơn 1.5% so với mức các nhà phân tích dự báo.
Thị trường chứng khoán toàn cầu đã giảm tháng này sau khi hồi phục mạnh vào tháng Tư do lỗi lo sợ sự tăng trở lại các ca nhiễm COVID-19 khi nền kinh tế nới lỏng các hạn chế.
Chứng khoán Tokyo bật tăng trở lại phiên thứ Sáu sau 3 phiên mất điểm liên tiếp, nhưng đóng lại sự giảm theo tuần đầu tiên do giới đầu tư nhạy cảm trước căng thẳng quan hệ Mỹ Trung.
Hàn Quốc đóng cửa tăng điểm do số liệu nhà máy Trung Quốc cho thấy dấu hiệu của sự hồi phục nền kinh tế thứ hai thế giới, mặc dù căng thẳng Mỹ - Trung vẫn tiếp tục tăng cao.
Chứng khoán Việt Nam biến động xung quanh vùng điểm phiên trước và đóng cửa ở mức thấp nhất của ngày do người giao dịch chốt lời.
(*) Lưu ý: Thông tin được tổng hợp bởi Tài Việt từ Yahoo finance, Reuters, Bloomberg, MarketWatch và chỉ nhằm mục đích tham khảo.
Thuế và hải quan | |
Doanh nghiệp và chứng khoán | |
Văn bản pháp luật | |
Đào tạo nghiệp vụ |
Bản quyền thuộc về Công ty cổ phần Tài Việt
Điện thoại: (84) 2253 250 250 - Fax: (84) 2253 555 456
Email: [email protected]