Chứng khoán châu Úc đóng cửa cao nhất 11 tháng khi dữ liệu việc làm tăng mạnh hỗ trợ sự tự tin rằng kinh tế nước này đã vững trên con đường hồi phục, khi các dấu hiệu rủi ro thúc đẩy sự ham muốn của giới đầu tư.
Chứng khoán châu Á chạm ngưỡng cao mọi thời đại khi giới đầu tư hy vọng có thêm gói cứu trợ từ chính quyền nhằm giảm thiểu ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.
Chứng khoán Nhật Bản tăng lên mức cao nhất 30 năm, nhờ dấu hiệu từ phiên tăng mạnh qua đêm trên Wall Street, khi sự lạc quan của nhà đầu tư về kết quả kinh doanh khả quan và rằng gói cứu trợ lớn của chính quyền Mỹ mới sẽ thúc đẩy tăng trưởng.
Chứng khoán Hàn Quốc kéo dài tăng điểm phiên thứ Ba liên tiếp, theo sau mức đóng cửa lịch sử trên Wall Street, khi dữ liệu thương mại khả quan đã thúc đẩy tâm lý ưa thích rủi ro.
Chứng khoán Trung Quốc tăng điểm vào thứ Năm, đồng hành với các thị trường châu Á khác do hy vọng vào gói cứu trợ thêm của Mỹ.
Chứng khoán Hong Kong kết thúc giảm điểm vào thứ Năm, làm gãy chuỗi năm ngày tăng liên tiếp, khi giới đầu tư chốt lời sau đợt tăng mạnh nhờ cầu mạnh từ giới đầu tư đại lục.
Chứng khoán châu Âu mất nhiệt vào lúc đóng cửa phiên thứ Năm, bị kéo xuống bởi nhóm dầu và bất động sản, đồng thời Ngân hàng trung ương kiên định chính sách tiền tệ cảnh báo về đợt bùng phát ca nhiễm COVID-19 làm tăng rủi ro sự hồi phục kinh tế của khu vực euro zone.
Chứng khoàn Mỹ đóng cửa trái chiều vào phiên thứ Năm, khi Nasdaq đạt đỉnh cao mới nhưng Dow Jones Industrial Average đóng cửa giảm nhẹ.
Số đơn xin trợ cấp lần đầu đã tăng 900,000 trong tuần kết thúc 16/01, theo Bộ Lao động. Số liệu này phù hợp với dự báo của Econoday 900,000 và dưới mức điều chỉnh theo xu hướng giảm của tuần trước 926,000.
(*) LƯU Ý: Thông tin được tổng hợp bởi Tài Việt từ Yahoo finance, Reuters, Bloomberg, MarketWatch, lplresearch.com và không nhằm đưa ra các ý kiến tư vấn hay gợi ý, chỉ nhằm mục đích tham khảo.
Thuế và hải quan | |
Doanh nghiệp và chứng khoán | |
Văn bản pháp luật | |
Đào tạo nghiệp vụ |
Bản quyền thuộc về Công ty cổ phần Tài Việt
Điện thoại: (84) 2253 250 250 - Fax: (84) 2253 555 456
Email: [email protected]