Pháo hoa Canh dao tet Tet Nguyen Dan taiviet.net-noel

Sản phẩm - dịch vụ

BẢN TIN HẢI QUAN TỪ NGÀY 18/01/2021-31/01/2021

Tác giả : aa006 | 31 - 01 - 2021 | 9:44 AM | 1180 Lượt xem

Tài Việt điểm qua một số văn bản pháp luật đáng chú ý trong lĩnh vực Hải Quan thời gian vừa qua (18/01/2021-31/01/2021):

A. VĂN BẢN PHÁP LUẬT 

1. Thông tư 06/2021/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý Thuế đối với các hàng hóa xuất nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài Chính ban hành  

2.Thông tư 07/2021/TT-BTC quy định về thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu trong hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nan và Liên Minh Châu Âu  do Bộ Tài Chính ban hành .

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hoá nhập khẩu trong Hiệp định thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (Hiệp định EVFTA).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người khai hải quan.

2. Cơ quan hải quan, công chức hải quan.

3. Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa; thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

4. Tổ chức, cá nhân khác có quyền và nghĩa vụ liên quan đến kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hoá nhập khẩu.

Điều 3. Thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu

1. Thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu:

a) Người khai hải quan nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu tại thời điểm làm thủ tục hải quan theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Thông tư số 38/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

b) Trường hợp chưa có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu tại thời điểm làm thủ tục hải quan để áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo quy định tại Hiệp định EVFTA, người khai hải quan phải khai chậm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ trên tờ khai hải quan nhập khẩu và được khai bổ sung, nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn không quá 02 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu và trong thời hạn hiệu lực của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

c) Trường hợp người khai hải quan nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ sau thời hạn hiệu lực quy định tại điểm b khoản 1 Điều này vì lý do bất khả kháng hoặc các lý do hợp lệ khác nằm ngoài sự kiểm soát của nhà nhập khẩu hoặc các trường hợp xuất trình muộn khác, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) xem xét, quyết định việc áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo quy định tại Hiệp định EVFTA đối với các trường hợp cụ thể. Đối với trường hợp xuất trình muộn khác, hàng hóa phải được nhập khẩu trong thời hạn hiệu lực của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

2. Việc kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa để áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo quy định tại Hiệp định EVFTA thực hiện theo Thông tư số 38/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, Thông tư số 62/2020/TT-BTC ngày 05/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 38/2018/TT-BTC và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

Điều 4. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11 tháng 3 năm 2021.

2. Đối với các tờ khai hải quan của mặt hàng nhập khẩu đăng ký từ ngày 01 tháng 8 năm 2020 đến trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, nếu đáp ứng đủ các quy định để được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo quy định tại Hiệp định EVFTA, Nghị định số 111/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 của Chính phủ quy định Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định EVFTA giai đoạn 2020-2022 và đã nộp thuế theo mức thuế cao hơn mức thuế quy định tại Hiệp định EVFTA và Nghị định số 111/2020/NĐ-CP thì người khai hải quan nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ cho cơ quan hải quan để được xử lý số tiền thuế nộp thừa theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

3. Trong quá trình thực hiện nếu các văn bản liên quan đề cập tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo các văn bản mới được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế./.

B. CÔNG VĂN 

3. Công văn 333/TCHQ-GSQL năm 2021 về xử lý phế liệu tồn đọng tại cảng biển do Tổng cục Hải quan ban hành

4.   Công văn 330/TCHQ-GSQL năm 2021 thực hiện công văn 119/TCHQ-GSQL về nâng cao hiệu lực kiểm tra, kiểm soát hải quan và tổ chức tập huấn trực tuyến do Tổng cục Hải quan ban hành

a. Đối với nội dung khai thông tin trước khi hàng hóa nhập khẩu đến cửa khẩu biên giới đường bộ, đường thủy nội địa:

- Người được chủ phương tiện vận tải ủy quyền theo quy định tại điểm a khoản 1 Mục I Công văn số 119/TCHQ-GSQL ngày 11/01/2021 gồm: chủ hàng, đại lý làm thủ tục hải quan được chủ hàng ủy quyền.

- Trường hợp cửa khẩu biên giới chưa có địa điểm tập kết, kiểm tra hàng hóa đã được Tổng cục Hải quan công nhận: khi hàng hóa đến cửa khẩu và vận chuyển vào lãnh thổ Việt Nam, công chức hải quan đối chiếu thực tế thông tin về phương tiện trên bản kê, nếu phù hợp thì xác nhận vào ô giám sát công chức hải quan tại cửa khẩu (ghi rõ thời gian hàng đi qua cửa khẩu) và giao 01 bản sao cho người khai để chuyển cho Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan kiểm tra, rà soát, đối chiếu với bộ hồ sơ hải quan nhập khẩu đối với trường hợp lô hàng phải kiểm tra thực tế.

b. Về việc kiểm tra thực tế hàng hóa quá cảnh tại khoản 1 mục III công văn 119/TCHQ-GSQL bổ sung như sau:

- Cục Hải quan tỉnh, thành phố chỉ đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu thực hiện phân tích thông tin hàng hóa quá cảnh, phát hiện lô hàng có dấu hiệu cất giấu hàng cấm, hàng quá cảnh phải có giấy phép nhưng không có giấy phép, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng không khai báo và thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa (tỷ lệ 100%), xử lý vi phạm (nếu có).

- Trường hợp kết quả kiểm tra hàng hóa đúng khai báo hoặc sau khi xử lý vi phạm (nếu có) và hàng hóa được tiếp tục vận chuyển đi, Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập thực hiện gắn seal định vị điện tử theo quy định để vận chuyển hàng hóa đến cửa khẩu xuất. Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất thực hiện kiểm tra seal định vị điện tử và cho phép hàng hóa xuất khẩu trong trường hợp hàng hóa còn nguyên seal.

- Trường hợp không còn nguyên seal, thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa (tỷ lệ 100%) và xử lý vi phạm, chỉ cho phép hàng hóa xuất khẩu sau khi đã kiểm tra thực tế và xử lý vi phạm.

c. Đối với các lô hàng quá cảnh, kinh doanh tạm nhập - tái xuất được vận chuyển bằng phương tiện tàu hỏa, các toa chở hàng phải đáp ứng điều kiện về niêm phong, giám sát hải quan, gắn được seal của cơ quan hải quan; Chi cục hải quan nơi vận chuyển đi thực hiện việc gắn seal định vị điện tử lên toa xe chở hàng theo quy định tại khoản 3 mục III công văn số 119/TCHQ-GSQL ngày 11/01/2021, Cục Hải quan tỉnh, thành phố căn cứ nhu cầu thực tế để điều chuyển seal điện tử đáp ứng yêu cầu giám sát, trường hợp đã sử dụng hết seal điện tử thì sử dụng seal, niêm phong hải quan để niêm phong theo quy định.

d. Về các chỉ tiêu thông tin tại Bản kê thông tin hàng hóa nhập khẩu: 

- Tổng cục Hải quan gửi kèm công văn này Bản kê thông tin hàng hóa nhập khẩu đã được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thực tế tại cửa khẩu biên giới theo kiến nghị của các Cục Hải quan địa phương đã nêu tại Hội nghị tập huấn trực tuyến. Bản kê thông tin hàng hóa nhập khẩu này thay thế Bản kê thông tin hàng hóa nhập khẩu ban hành kèm theo công văn số 119/TCHQ-GSQL ngày 11/01/2021 của Tổng cục Hải quan.

5. Công văn 330/TCHQ-GSQL năm 2021 thực hiện công văn 119/TCHQ-GSQL về nâng cao hiệu lực kiểm tra, kiểm soát hải quan và tổ chức tập huấn trực tuyến do Tổng cục Hải quan ban hành

6. Công văn 289/TCHQ-GSQL năm 2021 về thể thức c/o do Tổng cục Hải quan hành.

Liên quan việc khác biệt về thể thức giữa bản giấy C/O với mẫu C/O tại các Thông tư hướng dẫn về xuất xứ của Bộ Công Thương, Tổng cục Hải quan hướng dẫn Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện như sau:

Đối với các C/O mà cơ quan hải quan có thể tra cứu thông tin C/O trên trang thông tin điện tử do cơ quan có thẩm quyền cấp C/O cung cấp hoặc trên hệ thống một cửa quốc gia/một cửa ASEAN, việc khác biệt thể thức giữa bản giấy C/O với mẫu C/O tại các Thông tư hướng dẫn về xuất xứ (Ví dụ: C/O mẫu D dòng chữ “See Overleaf Notes” xuất hiện ở góc phải của C/O thay vì ở chính giữa theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư số 19/2020/TT-BCT ngày 14/8/2020 của Bộ Công Thương) không ảnh hưởng đến tính hợp lệ của C/O. Cơ quan hải quan kiểm tra tính hợp lệ của C/O căn cứ trên thông tin C/O trêntrang thông tin điện tử hoặc trên hệ thống một cửa quốc gia/một cửa ASEAN.

7. Công văn 236/TCHQ-GSQL năm 2021 về vướng mắc EVFTA do Tổng cục Hải quan ban hành

Theo Điều 19 Thông tư số 11/2020/TT-BCT ngày 15/6/2020 của Bộ Công Thương quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu; Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư số 38/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính; trên cơ sở hướng dẫn tại công văn số 5575/TCHQ-GSQL ngày 21/8/2020, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:

- Trường hợp người nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ EU, thuộc Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 38/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018, có chứng từ tự chứng nhận xuất xứ do nhà xuất khẩu EU phát hành đáp ứng quy định tại Thông tư số 11/2020/TT-BCT ngày 15/6/2020 của Bộ Công Thương thì được xem xét, áp dụng thuế suất thuế ưu đãi đặc biệt theo EVFTA.

                                                                                                     Nguồn: Tài Việt tổng hợp

 

 

 

 


Share: 

Hotline:

(84) 2253 250 250

Email:

[email protected]