Tài Việt điểm qua một số văn bản pháp luật đáng chú ý trong lĩnh vực Hải Quan thời gian vừa qua (15/05 - 31/05/2020):
1. CÔNG VĂN 3062/TCHQ-GSQL VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN CÁCH THỨC GHI KẾT QUẢ KIỂM TRA THỰC TẾ HÀNG HÓA TRÊN TỜ KHAI HẢI QUAN XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU CÓ NHIỀU MẶT HÀNG PHẢI KIỂM DO TỔNG CỤC HẢI QUAN BAN HÀNH NGÀY 12/05/2020
Tổng cục Hải quan hướng dẫn cách thức ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa trên tờ khai hải quan XK, NK có nhiều mặt hàng phải kiểm tra thực tế hàng hóa như sau:
- Trường hợp người khai hải quan đã khai đầy đủ tên hàng, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất, thông số kỹ thuật, thành phần cấu tạo, model, kí/mã hiệu, đặc tính, công dụng của hàng hóa theo hợp đồng thương mại và tài liệu khác liên quan đến lô hàng trên tờ khai hải quan XK, NK, công chức hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa ghi cụ thể “mục hàng” được kiểm tra theo số thứ tự mục hàng khai trên tờ khai hải quan XK, NK và ghi rõ sự phù hợp/không phù hợp giữa hàng hóa khai trên tờ khai hải quan XK, NK với hàng hóa thực tế kiểm tra.
- Trường hợp người khai hải quan chưa khai đầy đủ tên hàng, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất, thông số kỹ thuật, thành phần cấu tạo, model, kí/mã hiệu, đặc tính, công dụng của hàng hóa theo hợp đồng thương mại và tài liệu khác liên quan đến lô hàng trên tờ khai hải quan XK, NK thực hiện như sau:
a) Khi thực hiện kiểm tra hồ sơ hải quan: Yêu cầu người khai hải quan thực hiện khai bổ sung theo quy định tại Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC);
b) Khi thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa:
Công chức hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa phải ghi đầy đủ tên hàng hóa và các thông tin khác liên quan đến hàng hóa theo quy định trên Phiếu ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa và ghi rõ sự phù hợp/không phù hợp giữa hàng hóa khai trên tờ khai hải quan XK, NK với hàng hóa thực tế kiểm tra.
- Trường hợp phát hiện người khai hải quan vi phạm pháp luật về khai báo hàng hóa xuất nhập khẩu thì thực hiện xử lý theo quy định.
Theo đó, trường hợp C/O điện tử và C/O bản giấy đều được cấp đúng quy định nhưng có sự khác biệt thông tin giữa C/O điện tử và C/O bản giấy, cụ thể:
- Trên C/O điện tử sử dụng bảng mã đơn vị điện tử (H87, B34...) trong khi C/O giấy sử dụng bảng mã đơn vị thông thường (đơn vị như chiếc, tấn,...).
- Các thông tin trên C/O điện tử khai báo khác ô so với C/O bản giấy, do yêu cầu kỹ thuật hoặc do bị nhảy ô nhưng đều giống nhau về nội dung khai báo.
- C/O điện tử khai báo bổ sung thông tin nhiều hơn C/O bản giấy do tài liệu hướng dẫn C/O điện tử yêu cầu khai báo chi tiết hơn.
(Ví dụ thừa thông tin về số lượng, mô tả khai báo thêm tại ô số 7 trên C/O điện tử trong khi trên C/O bản giấy thông tin về số lượng, trọng lượng được khai báo tại ô số 9).
- Đối với C/O có hóa đơn thương mại do bên thứ ba phát hành, hóa đơn bên thứ ba tại ô số 10 trên C/O điện tử thể hiện cả 2 hóa đơn (hóa đơn của nhà sản xuất và hóa đơn bên thứ ba) trong khi trên C/O bản giấy chỉ khai báo số hóa đơn thương mại bên thứ ba.
Trong các trường hợp này, cơ quan hải quan không phải tiến hành xác minh với cơ quan cấp C/O. Cơ quan hải quan căn cứ trên C/O mẫu D điện tử để kiểm tra tính hợp lệ của C/O và xuất xứ hàng hóa
Trong các trường hợp nêu trên, cơ quan hải quan không phải tiến hành xác minh với cơ quan cấp C/O mà căn cứ trên C/O mẫu D điện tử để kiểm tra tính hợp lệ của C/O và xuất xứ hàng hóa.
Nguồn: Tài Việt tổng hợp
Bạn đọc có thể tham khảo thêm các văn bản khác tại link dưới đây:
Thuế và hải quan | |
Doanh nghiệp và chứng khoán | |
Văn bản pháp luật | |
Đào tạo nghiệp vụ |
Bản quyền thuộc về Công ty cổ phần Tài Việt
Điện thoại: (84) 2253 250 250 - Fax: (84) 2253 555 456
Email: [email protected]