Pháo hoa Canh dao tet Tet Nguyen Dan taiviet.net-noel

Sản phẩm - dịch vụ

Bản Tin Hải Quan Số 0618 (23/04 - 20/05/2018)

Tác giả : TÀI VIỆT | 09 - 06 - 2018 | 5:32 PM | 2253 Lượt xem

Tài Việt xin điểm qua một số văn bản pháp luật trong lĩnh vực Hải Quan cần lưu ý trong tuần qua (23/04 - 20/05/2018):

1. Công văn 1291/GSQL-GQ3 ngày 07 tháng 05 năm 2018 do Cục Giám sát quản lý về Hải quan ban hành

Về vướng mắc khai báo tiêu chí tờ khai vận chuyển độc lập theo Phụ lục II «Chỉ tiêu thông tin Tờ khai vận chuyển hàng hóa» tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC , Cục Giám sát quản lý về Hải quan có ý kiến như sau:

a. Về khai báo thông tin khác tại tiêu chí “Ghi chú 1”: Ngoài thông tin bắt buộc với loại hình vận chuyển QU, thông tin khác liên quan đến lô hàng chưa được khai báo tại các tiêu chí khác trên tờ khai thì khai báo bổ sung tại tiêu chí này.

b. Về tiêu chí “Số hàng hóa (Số B/L, số AWB...): Trường hợp thay đổi cửa khẩu xuất thì khai báo tiêu chí “số hàng hóa (số B/L, số AWB,...) trên tờ khai mới theo thông tin tại tờ khai ban đầu để đảm bảo việc theo dõi thông tin lô hàng vận chuyển.

c. Về tiêu chí “Ký hiệu, số hiệu: Đây không phải là tiêu chí bắt buộc, do vậy chỉ khai báo tiêu chí này trong trường hợp hàng hóa có số hiệu, ký hiệu riêng.

d. Về tiêu chí “Địa điểm xuất phát”: đề nghị khai báo mã địa điểm xuất phát là mã cảng, sân bay, cửa khẩu của Hải quan nơi đi (nơi mở tờ khai vận chuyển độc lập).

2. Công văn 2404/TCHQ-GSQL ngày 04 tháng 05 năm 2018 do Tổng cục Hải quan ban hành

Về việc Malaysia liên quan đến việc từ chối 07 C/O mẫu D điện tử do Malaysia cấp, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:

Malaysia đã rà soát và xác nhận lỗi kỹ thuật khi truyền thông tin C/O mẫu D điện tử tới cơ quan hải quan nước nhập khẩu tại các ô số 1 (Địa chỉ người xuất khẩu), Ô số 2 (Địa chỉ người nhập khẩu), Ô số 3 (Cảng dỡ hàng), Ô số 7 (Địa chỉ về thông tin bên thứ ba và mã HS), Ô số 8 (Không ghi tỷ lệ phần trăm khi khai báo RVC), Ô số 9 (Trị giá FOB), Ô số 10 (số hóa đơn thương mại và ngày cấp).

Vì vậy, trường hợp C/O điện tử gặp sự cố/lỗi kỹ thuật nêu trên thì cơ quan hải quan tiếp nhận C/Obản giấy được cấp theo đúng quy định của Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN để xem xét xử lý theo quy định thay cho C/O điện tử.

3. Công văn 1282/GSQL-GQ2 ngày 04 tháng 05 năm 2018 do Cục Giám sát quản lý về hải quan ban hành

Về việc thực hiện quyền xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Cục Giám sát quản lý về hải quan có ý kiến như sau:

Khoản 1 Điều 6 Nghị định 09/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018,  tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được quyền thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (quyền xuất nhập khẩu, quyền phân phối) sau khi đăng ký thực hiện các hoạt động này tại các cơ quan có thẩm quyền.

4. Công văn 1281/GSQL-GQ1 ngày 04 tháng 05 năm 2018 do Cục Giám sát quản lý về Hải quan ban hành

Về vướng mắc chữ ký trên vận tải đơn, Cục giám sát quản lý về Hải quan có ý kiến:

Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư số 38/2015/TT-BTC, bản chụp hoặc các chứng từ do người nước ngoài phát hành bằng hình thức điện tử, fax, telex thì người khai phải xác nhận, ký tên, đóng dấu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực và hợp pháp của các chứng từ đó; trường hợp bản chụp có nhiều trang thì người khai xác nhận, ký tên, đóng dấu lên trang đầu và giáp lai toàn bộ văn bản.

Căn cứ quy định tại điểm c khoản 2 Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC, hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu gồm vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương: 01 bản chụp. Như vậy, bản chụp vận tải đơn được chụp từ vận đơn gốc hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đều được chấp nhận.

Tại Điều 160 Bộ Luật Hàng hải Việt Nam số 95/2015/QH13 ngày 25/11/2015 quy định về nội dung của vận đơn, trong đó có nội dung: “Chữ ký của người vận chuyển hoặc thuyền trưởng hoặc đại diện có thẩm quyền của người vậnchuyển” và “Trong vận đơn, nếu thiếu một hoặc một số nội dung quy định tại khoản này nhưng phù hợp với quy định tại Điều 148 của Bộ luật này thì không ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của vận đơn".

5. Công văn 1280/GSQL-GQ2 ngày 04 tháng 05 năm 2018 do Cục Giám sát quản lý về hải quan ban hành

Vềhướng dẫn thủ tục hải quan đối với trường hợp sửa chữa thiết bị cho doanh nghiệp chế xuất (DNCX), Cục Giám sát quản lý về hải quan có ý kiến như sau:

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 74 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính thì một trong các trường hợp DNCX được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hải quan bao gồm trường hợp hàng hóa đưa vào, đưa ra DNCX để bảo hành, sửa chữa hoặc thực hiện một số công đoạn trong hoạt động sản xuất như: phân loại, đóng gói, đóng gói lại.

Trường hợp không làm thủ tục hải quan, DNCX lập và lưu trữ chứng từ, sổ chi tiết việc theo dõi hàng hóa đưa vào, đưa ra theo các quy định của Bộ Tài chính về mua bán hàng hóa, chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó xác định rõ mục đích, nguồn hàng hóa.

6. Công văn 2134/TXNK-CST ngày 03 tháng 05 năm 2018 do Cục Thuế xuất nhập khẩu ban hành

Về hướng dẫn về hoàn thuế nhập khẩu đối với hàng sản xuất xuất khẩu,Cục Thuế xuất nhập khẩu có ý kiến như sau:

Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 19 Luật thuế xuất nhập khẩu số 107/2016/QH13 thì 

người nộp thuế đã nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã đưa vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và đã xuất khẩu sản phẩm được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp.

Căn cứ khoản 1 Điều 36 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ thì người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã đưa vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và đã xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài, hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan, được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp.

Cơ sở để xác định hàng hóa được hoàn thuế, hồ sơ hoàn thuế thực hiện theo quy định tại khoản 3, khoản 5 Điều 36 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP.

7. Công văn 2175/TXNK-CST ngày 03 tháng 05 năm 2018 do Cục thuế xuất nhập khẩu ban hành

Về việc bảo lãnh thuế và không thu thuế giá trị gia tăng (GTGT). Về vấn đề này, Cục Thuế XNK có ý kiến như sau:

a. Về việc xử lý thuế GTGT đã nộp đối với hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu ra nước ngoài:

Căn cứ Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 146/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 (có hiệu lực từ ngày 01/2/2018) của Chính phủ; Điều 2 Thông tư số 25/2018/TT-BTC ngày 16/3/2018 của Bộ Tài chính thì hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu vào khu phi thuế quan; hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu ra nước ngoài, có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý. Cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế giá trị gia tăng đối với trường hợp: Hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu mà hàng hóa xuất khẩu đó không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan;

b. Về việc bảo lãnh số tiền thuế:

Căn cứ Khoản 1 Điều 9 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/9/2016) quy định: “Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa theo quy định của Luật hải quan, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.

Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp thì được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa nhưng phải nộp tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế kể từ ngày được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa đến ngày nộp thuế. Thời hạn bảo lãnh tối đa là 30 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.

Trường hợp đã được tổ chức tín dụng bảo lãnh nhưng hết thời hạn bảo lãnh mà người nộp thuế chưa nộp thuế và tiền chậm nộp thì tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm nộp đủ thuế và tiền chậm nộp thay cho người nộp thuế.”

Căn cứ Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/9/2016) quy định: “Thời hạn nộp thuế quy định tại Điều 9 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế.”

Căn cứ các quy định nêu trên, hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế, nếu doanh nghiệp không nộp thuế (cả thuế GTGT) trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng thì phải có bảo lãnh của tổ chức tín dụngvớithời hạn bảo lãnh tối đa 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan. Trường hợp doanh nghiệp thực hiện bảo lãnh thuế khi nhập khẩu hàng hóa, đồng thời tái xuất hàng hóa trong thời hạn bảo lãnh thì không phát sinh nợ thuế khi hết thời hạn bảo lãnh nhưng phải nộp tiền chậm nộp kể từ ngày thông quan hoặc giải phóng hàng đến ngày tái xuất hàng hóa (trường hợp đủ Điều kiện ra quyết định không thu thuế).

8. Công văn 2378/TCHQ-TXNK ngày 03 tháng 05 năm 2018 do Tổng cục Hải quan ban hành

Vềhướng dẫn xử lý thuế đối với tờ khai đăng ký sai mã loại hình, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:

a. Đối với tờ khai xuất khẩu đăng ký trước ngày 01/9/2016.

Căn cứ Khoản 5 Điều 114 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính thì hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài hoặc xuất vào khu phi thuế quan được hoàn thuế nhập khẩu tương ứng với tỷ lệ sản phẩm thực tế xuất khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu có đủ Điều kiện xác định là được chế biến từ toàn bộ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu.

Nếu xác định doanh nghiệp có nhập khẩu nguyên liệu, vật tư và sau đó xuất khẩu hàng hóa được sản xuất từ số nguyên liệu, vật tư nhập khẩu này, đáp ứng quy định về đối tượng hoàn thuế nhập khẩu quy định tại Khoản 5 Điều 114 Thông tư số 38/2015/TT-BTC; hồ sơ hoàn thuế đáp ứng quy định tại Điều 119 Thông tư số 38/2015/TT-BTC thì xử lý hoàn thuế nhập khẩu nguyên liệu, vật tư nhập khẩu tương ứng với tỷ lệ sản phẩm thực tế.

Doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp tờ khai nhập khẩu kèm các tờ khai xuất khẩu đăng ký sai mã loại hình; sổ sách, chứng từ kế toán và tài liệu có liên quan, đồng thời có văn bản cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai báo với cơ quan hải quan, nếu việc khai báo sai thì doanh nghiệp phải nộp lại số tiền thuế nhập khẩu đã được hoàn và bị xử lý vi phạm theo quy định.

b. Đối với tờ khai xuất khẩu đăng ký từ ngày 01/9/2016.

Căn cứ điểm c Khoản 3 Điều 36 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ về hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã xuất khẩu sản phẩm thì cơ sở để xác định hàng hóa được hoàn thuế là sản phẩm xuất khẩu được làm thủ tục hải quan theo loại hình sản xuất xuất khẩu.

Căn cứ Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP  thì hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu được miễn thuế nhập khẩu.

Căn cứ điểm b Khoản 1 Điều 18 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính, Khoản 6 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ, thì: “Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo các loại hình khác nhau thì phải khai trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khác nhau theo từng loại hình tương ứng.”

Căn cứ Khoản 2 Điều 70 Thông tư số 38/2015/TT-BTC hướng dẫn về thủ tục hải quan xuất khẩu sản phẩm

Trường hợp doanh nghiệp không làm thủ tục hải quan cho sản phẩm xuất khẩu theo loại hình sản xuất xuất khẩu (đăng ký sai mã loại hình tờ khai hải quan xuất khẩu) thì không được xem xét miễn/hoàn thuế nhập khẩu theo quy định.

9. Công văn 2379/TCHQ-TXNK ngày 03 tháng 05 năm 2018 do Tổng cục Hải quan ban hành

Về  hướng dẫn xử lý thuế đối với tờ khai đăng ký sai mã loại hình,Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:

a. Căn cứ khoản 8 Điều 114 Thông tư số 38/2015/TT-BTC thì: “Hàng hóa nhập khẩu nhưng phải tái xuất trả lại chủ hàng nước ngoài hoặc tái xuất sang nước thứ ba hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan (để sử dụng trong khu phi thuế quan hoặc xuất khẩu ra nước ngoài; trừ trường hợp xuất vào Khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại - công nghiệp và các khu vực kinh tế khác thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính) được xét hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp tương ứng với số lượng hàng thực tế tái xuất và không phải nộp thuế xuất khẩu”.

Hồ sơ hoàn thuế, xử lý số tiền thuế sau khi ban hành quyết định hoàn tiền thuế thực hiện theo quy định tại Điều 122, Điều 132 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính.

b. Căn cứ khoản 1 Điều 104 Thông tư số 38/2015/TT-BTC thì hàng hóa tạm nhập, tái xuất để tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm thuộc đối tượng được miễn thuế nhập khẩu khi tạm nhập khẩu và thuế xuất khẩu khi tái xuất khẩu.

Nếu xác định Công ty đã nộp thuế nhập khẩu cho lô hàng nhập để trưng bày, giới thiệu sản phẩm sau đó tái xuất đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 103 Thông tư số 38/2015/TT-BTC thì thực hiện hoàn thuế nhập khẩu theo quy định. Hồ sơ hoàn thuế, xử lý số tiền thuế sau khi ban hành quyết định hoàn tiền theo quy định tại Điều 49, Điều 132 Thông tư số 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính.

10. Công văn 2349/TCHQ-TXNK ngày 02 tháng 05 năm 2018 do Tổng cục Hải quan ban hành

Vềvướng mắc về chính sách thuế đối với hàng hóa nhập khẩu theo loại hình gia công, phí CIC/EIS, phí vệ sinh container,  Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:

Về trị giá tính thuế đối với phế liệu, phế phẩm, nguyên liệu, vật tư dư thừa, lỗi mốt, hư hỏng chuyển tiêu thụ nội địa.

Căn cứ quy định tại Khoản 5 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ, Điều 40 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính thì đối với hàng hóa thay đổi Mục đích sử dụng so với Mục đích đã được xác định là đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế thì căn cứ để tính thuế là trị giá tính thuế, thuế suất và tỷ giá tại thời điểm đăng ký tờ khai mới. Trong đó, trị giá hải quan thực hiện theo quy định tại Luật Hải quan, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 17 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015

của Bộ Tài chính. Theo đó:

- Đối với phế liệu, phế phẩm sau khi gia công, sản xuất sản phẩm nếu chuyển đổi Mục đích sử dụng (tiêu thụ nội địa) thì trị giá tính thuế được xác định theo giá thực tế mua bán phù hợp với phương pháp xác định trị giá hải quan quy định tại Khoản 2 Điều 17 Thông tư số 39/2015/TT-BTC.

- Đối với lượng nguyên liệu, vật tư dư thừa sau quá trình gia công sản phẩm, nếu chuyển đổi Mục đích sử dụng (tiêu thụ nội địa) với chất lượng, giá trị thương mại không còn như ban đầu thì trị giátính thuế được xác định theo giá thực tế mua bán tại thời điểm thay đổi Mục đích sử dụng phù hợp quy định tại Khoản 2 Điều 17 Thông tư số 39/2015/TT-BTC.

- Khi thay đổi Mục đích sử dụng, cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra theo quy định của Luật Hải quan, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ, Thông tư số 38/2015/TT-BTC và Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính.

11. Công văn 1224/GSQL-GQ1 ngày 24 tháng 04 năm 2018 do Cục Giám sát quản lý về Hải quan ban hành

Về  trường hợp miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018,Cục Giám sát quản lý về Hải quan có ý kiến sau:

Liên quan đến việc thực hiện Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, Tổng cục Hải quan đã có công văn số 1511/TCHQ-GSQL ngày 22/3/2018 hướng dẫn Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện. Theo đó, trường hợp sản phẩm của tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy/ Giấy xác nhận bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm còn giá trị hiệu lực thì được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm khi nhập khẩu theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

12. Công văn 1223/GSQL-GQ1 ngày 24 tháng 04 năm 2018 do Cục Giám sát quản lý về Hải quan ban hành

Vềhướng dẫn một số nội dung liên quan đến quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018, Cục Giám sát quản lý về Hải quan có ý kiến như sau:

Căn cứ Khoản 5 Điều 13 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP thì “sản phẩm là mẫu thử nghiệm hoặc nghiên cứu có số lượng phù hợp với Mục đích thử nghiệm hoặc nghiên cứu có xác nhận của tổ chức, cá nhân”  thuộc trường hợp được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu. Theo đó, khi làm thủ tục nhập khẩu, doanh nghiệp khai báo Mục đích sử dụng của lô hàng, tự chịu trách nhiệm sử dụng đúng Mục đích đã khai báo với cơ quan hải quan. Trường hợp doanh nghiệp thay đổi Mục đích sử dụng đối với hàng hóa nhập khẩu, chuyển từ thử nghiệm hoặc nghiên cứu sang tiêu thụ nội địa thì phải thực hiện tự công bố sản phẩm và kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm theo quy định.

13. Công văn 2171/TCHQ-TXNK ngày 23 tháng 04 năm 2018 do Tổng cục Hải quan ban hành

Vềhướng dẫn xử lý thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu. Về vấn đề này, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:

Căn cứ điểm d Khoản 2 Điều 129 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính, thì: “Người nộp thuế chưa phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng của số lượng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu còn tồn kho, chưa đưa vào sản xuất hoặc đã sản xuất sản phẩm nhưng chưa xuất khẩu sản phẩm trên cơ sở kết quả kiểm tra theo quy định tại Điều 59 Thông tư này.

Trường hợp đã nộp thuế giá trị gia tăng trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì khi thực tế xuất khẩu sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, người nộp thuế được hoàn lại tiền chậm nộp thuế giá trị gia tăng (nếu có) theo hướng dẫn tại Điều 49 Thông tư này”.

Theo đó, từ ngày 01/4/2015, doanh nghiệp không phải nộp thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu (trừ trường hợp thay đổi Mục đích sử dụng).

Thông tin tổng hợp bởi Tài Việt 

Người đọc có thể tham khảo thêm các văn bản khác tại:

Bản Tin Hải Quan Số 0518 (23/04/02 - 20/05/2018)

Share: 

Hotline:

(84) 2253 250 250

Email:

[email protected]