Pháo hoa Canh dao tet Tet Nguyen Dan taiviet.net-noel

Sản phẩm - dịch vụ

Bản Tin Hải Quan Số 0418 (04/03 - 01/04/2018)

Tác giả : TÀI VIỆT | 25 - 04 - 2018 | 7:43 PM | 2498 Lượt xem

Tài Việt xin điểm qua một số văn bản pháp luật trong lĩnh vực Hải Quan cần lưu ý trong tuần qua (04/03 - 01/04/2018):

1. Công văn 1158/TCHQ-TXNK ngày 05 tháng 03 năm 2018 do Tổng cục Hải quan ban hành

Về một số nội dung phản ánh của Hiệp hội Châu Âu (Eurocham)

a. Về thông báo nghi vấn:

Căn cứ quy định Điều 3 Thông tư 39/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính thì: Người khai hải quan tự kê khai, tự xác định trị giá hải quan theo các nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan quy định tại Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính phủ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, tính trung thực về việc khai báo nêu trên.

Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 25 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính thì: Trường hợp cơ quan Hải quan có nghi vấn về trị giá khai báo, cơ quan hải quan thông báo nghi vấn thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu của cơ quan hải quan (Vnaccs) hoặc thông báo theo mẫu số 02A/TBNVTG/TXNK phụ lục VI ban hành kèm thông tư này đối với trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy.

b. Về việc xác định trị giá hải quan:

- Về việc xác định trị giá hải quan: Trong quá trình thực hiện tham vấn hoặc kiểm tra sau thông quan, trường hợp cơ quan hải quan có đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo thì thực hiện xác định trị giá hải quan theo đúng trình tự, nguyên tắc, phương pháp xác định trị giá quy định tại Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 và phải thông báo cho người khai hải quan biết mức giá, phương pháp xác định. Các thông tin được sử dụng để xác định trị giá là thông tin tương ứng với phương pháp xác định trị giá được cơ quan hải quan áp dụng (ví dụ: trị giá hải quan của hàng hóa giống hệt tại Tờ khai hàng hóa nhập khẩu có trong cơ sở dữ liệu giá của cơ quan hải quan nếu áp dụng phương pháp Trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt). Khi thu thập thông tin phải thực hiện kiểm chứng thông tin và quy đổi về cùng Điều kiều kiện mua bán hàng hóa.

Như vậy, cơ quan hải quan không xác định trị giá hải quan dựa vào 80% mức giá được xác định trực tuyến như phản ánh.

- Về thuật ngữ “không phù hợp”: Đối với trường hợp nêu tại Khoản 5 Điều 17 Thông tư số 39/2015/TT-BTC thì trường hợp cơ quan hải quan có căn cứ xác định trị giá khai báo không phù hợp là các trường hợp cơ quan hải quan có đủ căn cứ bác bỏ trị giá khai báo theo quy định tại Điều 33 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ thì cơ quan hải quan thực hiện xác định trị giá hải quan theo trình tự nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan quy định từ Điều 8 đến Điều 12 Thông tư này.

c. Về cơ sở dữ liệu trị giá:

Căn cứ quy định Điều 3 Thông tư 39/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính thì: Người khai hải quan tự kê khai, tự xác định trị giá hải quan theo các nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan quy định tại Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính phủ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, tính trung thực về việc khai báo nêu trên.

Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 22 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính thì Danh Mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá và mức giá tham chiếu là cơ sở để cơ quan hải quan so sánh, đối chiếu, kiểm tra trị giá khai báo của người khai hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan hoặc sau khi hàng hóa đã thông quan theo quy định, không sử dụng để áp đặt trị giá hải quan, được lưu hành nội bộ và sử dụng thống nhất trong ngành Hải quan.

Như vậy, trách nhiệm của doanh nghiệp là tự kê khai trị giá thanh toán hay sẽ phải thanh toán và chịu trách nhiệm về tính chính xác của trị giá khai báo. Cơ sở dữ liệu trị giá chỉ được dùng để xác định dấu hiệu nghi vấn, không được sử dụng để áp đặt trị giá hải quan và chỉ được lưu hành nội bộ trong ngành hải quan.

d. Về tổ chức thực hiện:

4.1. Ý kiến của Hiệp hội: Trong một số trường hợp trị giá khai báo bị cơ quan hải quan nghi vấn nhưng cán bộ hải quan không thông báo nghi vấn cho doanh nghiệp; Một số trường hợp doanh nghiệp không nhận được thông báo chính thức từ cán bộ hải quan về rõ lý do, phương thức xác định trị giá hải quan, cơ sở xác định trị giá hải quan; Xác định trị giá hải quan áp dụng giữa các cơ quan hải quan khác nhau; Lạm dụng chức vụ dẫn đến nguy cơ vòi vĩnh, tiếp nhận các Khoản tiền phi pháp...

4.2. Ý kiến của cơ quan hải quan: Hiệp định trị giá hải quan của WTO đã được nội luật hóa đầy đủ tại các văn bản pháp quy: Luật Hải quan số 54, Khoản 1 Điều 39 Luật Quản lý thuế, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính Phủ, Điều 33 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ, Thông tư 39/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính.

Văn bản quy phạm pháp luật đã quy định đầy đủ, rõ ràng và minh bạch trong việc thực hiện kiểm tra, xác định dấu hiệu nghi vấn, cơ sở bác bỏ trị giá khai báo, xác định trị giá hải quan. Tuy nhiên, một số công chức tại một số Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện chưa đúng quy định nêu trên. Để chấm dứt tình trạng này, Tổng cục Hải quan đã ban hành một số văn bản chấn chỉnh việc thực hiện không đúng quy định của tại số Cục Hải quan tỉnh, thành phố.

II. Một số kiến nghị:

1. Ý kiến của Hiệp hội: Đề nghị Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan cần xem xét các thủ tục và thông tin rõ ràng tại dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC; bổ sung quyền xác định trị giá trong một số trường hợp; Phổ biến các quy định về trị giá hải quan cho cán bộ hải quan.

2. Ý kiến của Tổng cục Hải quan:

- Các nội dung này, Tổng cục Hải quan đã tiếp thu và đưa vào dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC theo hướng minh bạch, rõ ràng, tạo Điều kiện cho doanh nghiệp.

- Về việc phổ biến các quy định về trị giá hải quan: Tổng cục Hải quan tiếp thu đề nghị của Hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu và sẽ triển khai trong thời gian sớm nhất sau khi Nghị định sửa đổi Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC ban hành.

2. Công văn 1164/TCHQ-TXNK ngày 05 tháng 03 năm 2018 do Tổng cục Hải quan ban hành

Về thuế bảo vệ môi trường đối với túi ni lông nhập khẩu:

 

Căn cứ điểm c Khoản 2 Điều 4 Luật thuế Bảo vệ môi trường thì “Hàng hóa do cơ sở sản xuất trực tiếp xuất khẩu hoặc ủy thác cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế (trừ trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường để xuất khẩu).

 

Căn cứ Điều 2 Thông tư số 159/2012/TT-BTC ngày 28/09/2012 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 152/2011/TT-BTC ngày 11/1/2011 hướng dẫn thi hành Nghị định số 67/2011/NĐ-CPngày 08/08/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật thuế bảo vệ môi trường thì “Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài (bao gồm cả hàng hóa xuất khẩu được gia công từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu) do cơ sở sản xuất (bao gồm cả gia công) trực tiếp xuất khẩu hoặc ủy thác cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu thì cơ quan hải quan không thu thuế bảo vệ môi trường đối với hàng hóa xuất khẩu và nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công sau đó xuất khẩu ra nước ngoài khi nhập khẩu”.

 

Căn cứ các quy định, hướng dẫn nêu trên, đối chiếu với trường hợp của Công ty, công ty nhập khẩu túi ni lông theo loại hình nhập sản xuất xuất khẩu E31 theo 02 tờ khai số: 1101576506365/E31 ngày 26/8/2017 và số 101682511600/E31 ngày 30/10/2017 nếu không thuộc trường hợp bao bì đóng gói sẵn hàng hóa quy định tại Điều 1 Thông tư 159/2012/TT-BTC ngày 28/9/2012 của Bộ Tài chính thì công ty phải kê khai nộp thuế bảo vệ môi trường theo quy định và không được hoàn thuế bảo vệ môi trường đã nộp khi xuất khẩu.

 

 

Đối với các trường hợp nhập khẩu túi ni lông thuộc diện chịu thuế bảo vệ môi trường theo loại hình sản xuất xuất khẩu, tương tự trường hợp của Công ty, Tổng cục Hải quan đã có công văn hướng dẫn số 3478/TCHQ-TXNK ngày 25/5/2017, 3129/TXNK-CST ngày 18/8/2017

 

3. Công văn 1172/TCHQ-GSQL ngày 06 tháng 03 năm 2018 do Tổng cục Hải quan ban hành

Về việc doanh nghiệp chế xuất (DNCX) thuê doanh nghiệp trong nước thực hiện lại một Phần của công đoạn gia công sửa chữa sản phẩm cho đối tác nước ngoài, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:

Trường hợp DNCX thuê doanh nghiệp nội địa gia công, thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 76 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính, theo đó doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan theo quy định về gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài quy định tại Mục 2 Chương III Thông tư này, DNCX không phải làm thủ tục hải quan khi đưa nguyên liệu, vật tư vào nội địa để gia công và nhận lại sản phẩm gia công từ nội địa.

Về việc doanh nghiệp nhận gia công lại cho DNCX có phải xin giấy phép gia công sửa chữa sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng theo quy định tại Thông tư số 31/2015/TT-BTTTTngày 29/10/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông hay không thuộc thẩm quyền xử lý của Bộ Thông tin và Truyền thông. Vì vậy, đề nghị quý Bộ có hướng dẫn thống nhất đối với nội dung này để cơ quan hải quan và doanh nghiệp thực hiện./.

4. Công văn 1187/TCHQ-TXNK ngày 06 tháng 03 năm 2018 do Tổng cục Hải quan ban hành

Về vướng mắc phân loại mặt hàng đèn Led dạng tấm và rà soát mặt hàng đèn LED dạng tấm:

Căn cứ Thông tư số 103/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam;

Nhóm 94.05 được kết cấu dựa trên cấu tạo, mục đích sử dụng của đèn:

94.05

Đèn và bộ đèn kể cả đèn pha và đèn rọi và bộ phận của chúng, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác; biển hiệu được chiếu sáng, biển đề tên được chiếu sáng và các loại tương tự, có nguồn sáng cố định thường xuyên, và bộ phận của chúng chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác.

9405.10

- Bộ đèn chùm và đèn điện trần hoặc đèn điện tường khác, trừ các loại được sử dụng ở nơi công cộng hoặc đường phố lớn:

9405.20

- Đèn bàn, đèn giường hoặc đèn cây dùng điện

9405.30

- Bộ đèn dùng cho cây Nô-en

9405.40

- Đèn và bộ đèn điện khác

9405.50

- Đèn và bộ đèn không hoạt động bằng điện:

9405.60

- Biển hiệu được chiếu sáng, biển đề tên được chiếu sáng và các loại tương tự:

9405.9x

- Bộ phận:

 

Đối với mặt hàng đèn LED dạng tấm, kích thước 600x600mm, 48W, model: 6060AP4860A-A0 (có cấu tạo gồm: khung vỏ, giắc cắm nguồn điện, chỉnh lưu, các đi ốt phát quang (LED), móc treo, được dùng để treo trần nhà) phù hợp phân loại thuộc mã số 9405.10.90.

5. Công văn 1108/TXNK-DTQLT ngày 06 tháng 03 năm 2018 do Cục thuế xuất nhập khẩu ban hành

việc hoàn thuế nhập khẩu đối với các tờ khai nhập kinh doanh sau đó đã xuất khẩu sản phẩm, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:

 

Căn cứ tiết d, Khoản 1 Điều 19 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13; Khoản 1 Điều 36 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều và biện pháp thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì: “Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã đưa vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và đã xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài, hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan, được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp".

 

Căn cứ Điều 5 Luật kế toán số 88/2015/QH13: "Thông tin, số liệu kế toán phải được phản ánh liên tục từ khi phát sinh đến khi kết thúc hoạt động kinh tế, tài chính, từ khi thành lập đến khi chấm dứt hoạt động của đơn vị kế toán; số liệu kế toán kỳ này phải kế tiếp số liệu kế toán của kỳ trước ”

 

 

Theo đó, trường hợp Công ty đã nộp thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh theo Quyết định ấn định thuế của cơ quan hải quan nhưng đã đưa hàng hóa này vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và đã xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài thì được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp nếu đáp ứng quy định tại Điều 36 Nghị định 134/2016/NĐ-CP. Cơ quan hải quan nơi phát sinh tiền thuế ấn định đã nộp thực hiện hoàn trả theo quy định

 

6. Công văn 1237/TCHQ-TXNK ngày 08 tháng 03 năm 2018 do Tổng cục Hải quan ban hành

 

Qua công tác thanh tra, kiểm tra, Tổng cục Hải quan phát hiện có trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa phát sinh các Khoản phí CIC/EIS (Khoản phụ phí vận tải biển do hãng tàu thu nhằm Mục đích bù đắp chi phí vận chuyển container rỗng từ các nơi khác về nơi có nhu cầu xuất hàng), phí D/O (phí chứng từ), phí vệ sinh container... đáp ứng các Điều kiện cộng vào trị giá hải quan, tuy nhiên chưa được doanh nghiệp thực hiện khai báo và đóng thuế theo đúng quy định. Về vấn đề này, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:

 

Căn cứ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;

Căn cứ quy định tại Điều 5 Thông tư 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính thì trị giá hải quan là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên, được xác định theo các phương pháp quy định tại Khoản 2 Điều này;

 

Căn cứ quy định tại Điều 6 Thông tư 39/2015/TT-BTC thì trị giá giao dịch là giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu sau khi đã được Điều chỉnh theo quy định tại Điều 13 và Điều 15 Thông tư này.

 

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 13 Thông tư 39/2015/TT-BTC thì chỉ Điều chỉnh cộng nếu đáp ứng đủ các Điều kiện sau: (1) Do người mua thanh toán và chưa được tính trong trị giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán; (2) Phải liên quan đến hàng hóa nhập khẩu; (3) Có số liệu khách quan, định lượng được, phù hợp với các chứng từ có liên quan;

 

 

Căn cứ quy định tại điểm g, Khoản 2 Điều 13 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính thì chi phí vận tải và các chi phí có liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa đến cửa khẩu nhập đầu tiên là Khoản phải cộng vào trị giá tính thuế (trừ chi phí bốc, dỡ, xếp hàng từ phương tiện vận tải xuống cửa khẩu nhập đầu tiên). Theo đó, phí CIC/EIS, D/O, vệ sinh container liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa nhập khẩu và đáp ứng các Điều kiện cộng thì được xem xét là Khoản Điều chỉnh cộng khi xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu.

 

7. Công văn 669/GSQL-GQ1 ngày 09 tháng 03 năm 2018 do Cục Giám sát quản lý về Hải quan ban hành

 

Về việc khai bổ sung sau thông quan:

Tại điểm d Khoản 1 Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định:

 

“d) Quá thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan hoặc sau khi cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra, người khai hải quan, người nộp thuế mới phát hiện sai sót trong việc khai hải quan thì thực hiện khai bổ sung và bị xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;”

 

Nội dung và thủ tục khai bổ sung thực hiện theo quy định tại Khoản 2 và điểm a Khoản 3 Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

 

 

Căn cứ trên các chứng từ thuộc bộ hồ sơ khai bổ sung do Công ty nộp, xuất trình, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai thực hiện kiểm tra tính đầy đủ, chính xác của hồ sơ khai bổ sung để xem xét, quyết định chấp nhận việc khai bổ sung theo đúng quy định tại điểm b Khoản 3 Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

 

8. Công văn 663/GSQL-GQ2 ngày 09 tháng 03 năm 2018 do Cục Giám sát quản lý về hải quan ban hành

 

Về việc giao nhận hàng hóa là nguyên liệu, vật tư của doanh nghiệp ưu tiên thuê DNCX gia công, Cục Giám sát quản lý về hải quan có ý kiến như sau:

 

 

Căn cứ theo quy định tại Điều 67 và điểm a khoản 2 Điều 76 Thông tư số 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính, trường hợp Công ty là doanh nghiệp ưu tiên khi thực hiện thủ tục xuất khẩu nguyên liệu, vật tư để đặt DNCX gia công và nhập khẩu sản phẩm sau gia công thì thực hiện như thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa quy định tại Chương II Thông tư số 38/2015/TT-BTC và Công ty được áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định tại Thông tư số 72/2015/TT-BTC ngày 12/5/2015 của Bộ Tài chính.

 

9. Công văn 1312/TCHQ-TXNK ngày 13 tháng 03 năm 2018 do Tổng cục Hải quan ban hành

 

Về việc xác định trị giá hải quan đối với mặt hàng xe ô tô nhập khẩu:

 

Theo nội dung trình bày tại công văn nêu trên, Công ty cho rằng lô hàng nhập khẩu xe ô tô của Công ty đáp ứng các Điều kiện để áp dụng phương pháp trị giá giao dịch tại Khoản 3 Điều 6 Thông tư số 39/2015/TT-BTC nên việc cơ quan hải quan bác bỏ trị giá khai báo với lý do không đáp ứng 1 trong 4 Điều kiện nêu trên là chưa hợp lý. Tuy nhiên, qua xem xét cơ sở bác bỏ trị giá khai báo tại biên bản tham vấn, quyết định giải quyết khiếu nại,... thì cơ quan hải quan đã bác bỏ trị giá khai báo lô hàng xe ô tô nhập khẩu của Công ty là do:

- Công ty và đối tác có mối quan hệ đặc biệt và Công ty không chứng minh được mối quan hệ đặc biệt không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch là đúng với quy định tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015;

 

- Việc hình thành giá nhập khẩu của Công ty được tính toán theo giá bán ra dự kiến tại thị trường nội địa, trừ đi các chi phí phân phối và lợi nhuận hoạt động Mục tiêu tại Việt Nam để đề xuất giá mua đối với bên bán...Như vậy, nguyên tắc hình thành giá của Công ty không thỏa mãn Điều kiện thứ 2 trong 4 Điều kiện để được áp dụng trị giá giao dịch theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Thông tư số 39/2015/TT-BTC.

 

- Công ty không giải trình được mức giá khai báo của phiên bản 2017, sản xuất năm 2017 cho cùng dòng xe do chính Công ty nhập khẩu lại thấp hơn phiên bản 2016, sản xuất năm 2015 và 2016 mà Công ty đã nhập khẩu trước đó.

10. Công văn 1299/TCHQ-TXNK ngày 13 tháng 03 năm 2018 do Tổng cục Hải quan ban hành

Về việc xác định ngành, nghề đầu tư khi thông báo Danh Mục miễn thuế:

Căn cứ quy định tại Khoản 6 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 (nay là Khoản 11 Điều 16 Luật Thuế XNK số 107/2015/QH13) thì hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án khuyến khích đầu tư được miễn thuế.

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 21 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2015/QH13 thì dự án đang được hưởng ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có mức ưu đãi cao hơn mức ưu đãi quy định tại Luật này thì tiếp tục thực hiện theo mức ưu đãi đó cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án; trường hợp mức ưu đãi về thuế XK, thuế NK thấp hơn mức ưu đãi hoặc chưa được hưởng ưu đãi về thuế XK, thuế NK quy định tại Luật này thì được hưởng mức ưu đãi theo quy định của Luật này cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án.

Căn cứ quy định tại Điều 22 Khoản II Phụ lục I Danh Mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư và khuyến khích đầu tư Nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 08/12/2005 của Chính phủ thì sản xuất vật liệu xây dựng nhẹ trừ vật liệu mới, vật liệu quý hiếm thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư.

 

Căn cứ quy định tại Điều 7 Khoản I Phần A Phụ lục I Danh Mục ngành, nghề ưu đãi đầu tư ban hành kèm theo Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ thì sản xuất các loại vật liệu xây dựng nhẹ thuộc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư;

Căn cứ quy định tại Nghị định số 24a/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 của Chính phủ.

Theo Phiếu kết quả thử nghiệm của Viện Vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng ngày 26/10/2017 đối với mẫu thử là tấm thạch cao tường, chiều dày 9 mm của Công ty thì sản phẩm có khối lượng thể tích khô: 611 kg/m3

 

Căn cứ các quy định nêu trên dự án sản xuất tấm thạch cao trọng lượng nhẹ của Công ty thuộc ngành nghề ưu đãi đầu tư quy định tại điểm 7, Khoản I Phần A Phụ lục 1 Danh Mục ngành, nghề ưu đãi đầu tư ban hành kèm theo Nghị định số 118/2015/NĐ-CP thì hàng hóa nhập khẩu phục vụ Dự án sản xuất tấm thạch cao trọng lượng nhẹ của Công ty được miễn thuế theo quy định tại Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13.

 

11. Công văn 1332/TCHQ-TXNK ngày 14 tháng 03 năm 2018 do Tổng cục Hải quan ban hành

 

Về vướng mắc trong việc xử lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu nhưng bị đối tác nước ngoài trả lại đề nghị chuyển tiêu thụ nội địa. Về vấn đề này, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:

1. Căn cứ quy định tại Khoản 7 Điều 16 Luật thuế XNK số 107/2016/QH13, Điều 12 Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 thì Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu thuộc đối tượng miễn thuế.

Căn cứ quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 19 Luật thuế XNK số 107/2016/QH13, điểm a Khoản 1 Điều 33 Nghị định 134/2016/NĐ-CP thì Người nộp thuế đã nộp thuế xuất khẩu nhưng hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập được hoàn thuế xuất khẩu và không phải nộp thuế nhập khẩu. Hàng hóa quy định tại các điểm a, b và c Khoản 1 Điều này được hoàn thuế khi chưa qua sử dụng, gia công, chế biến.

Căn cứ quy định tại Khoản 5 Điều 25 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015, Điều 21 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 thì:

a) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi Mục đích sử dụng thực hiện đúng quy định tại Khoản 5 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP;

b) Việc chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi Mục đích sử dụng hàng hóa đã làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu chỉ được thực hiện sau khi người khai hải quan hoàn thành thủ tục hải quan đối với tờ khai hải quan mới;

c) Hàng hóa khi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện phải có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, khi chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi Mục đích sử dụng cũng phải được cơ quan cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu đồng ý bằng văn bản;

d) Hàng hóa thay đổi Mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa, người nộp thuế phải kê khai, nộp đủ tiền thuế, tiền phạt (nếu có) theo quy định.

Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp người nộp thuế nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, linh kiện để sản xuất hàng hóa xuất khẩu thuộc đối tượng miễn thuế theo quy định tại Khoản 7 Điều 16 Luật thuế XNK số 107/2016/QH13, Điều 12 Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016, khi xuất khẩu hàng hóa đã nộp thuế xuất khẩu nhưng hàng hóa phải tái nhập thì người nộp thuế được hoàn thuế xuất khẩu và không phải nộp thuế nhập khẩu; đối với hàng hóa được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu miễn thuế mà thay đổi Mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa thì người nộp thuế phải kê khai, nộp đủ tiền thuế, tiền phạt (nếu có) theo quy định tại Khoản 5 Điều 25 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015, Điều 21 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015.

 

2. Đối với các tờ khai đăng ký thay đổi Mục đích sử dụng, để được chấp nhận C/O, tại thời điểm đăng ký tờ khai chuyển đổi Mục đích sử dụng, hàng hóa phải được xác định chưa tham gia vào quá trình sản xuất, chế biến (đảm bảo tính nguyên trạng về xuất xứ) kể từ thời điểm đăng ký tờ khai nhập khẩu ban đầu. Tại thời điểm đăng ký thay đổi Mục đích sử dụng, C/O phải còn giá trị hiệu lực. Theo đó, đối với hàng hóa bị trả lại, Phần nguyên liệu nhập khẩu trước đó đã tham gia vào quá trình sản xuất hàng hóa và sản phẩm đã được xuất khẩu không đáp ứng Điều kiện về tính nguyên trạng xuất xứ nên không đủ cơ sở để kiểm tra chấp nhận C/O.

12. Công văn 1383/TXNK-CST ngày 21 tháng 03 năm 2018 do Cục Thuế xuất nhập khẩu ban hành

Về chính sách thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để phục vụ nghiên cứu và sản xuất thiết bị y tế:

 

Căn cứ quy định tại Khoản 14 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13; Điều 23 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ thì nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu trong nước chưa sản xuất được để sản xuất, lắp ráp trang thiết bị y tế của dự án đầu tư được ưu tiên nghiên cứu, chế tạo được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất.

 

Căn cứ Khoản 2 Mục VII Phụ lục VI Nghị định số 134/2016/NĐ-CP thì máy khí dung thuộc Danh Mục các sản phẩm trang thiết bị y tế cần được ưu tiên nghiên cứu, chế tạo.

 

Căn cứ các quy định nêu trên thì trường hợp Công ty nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được để sản xuất, lắp ráp máy khí dung của dự án đầu tư thì được miễn thuế trong thời hạn 05 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất theo quy định tại Khoản 14 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13, Điều 23 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP. Hồ sơ, thủ tục miễn thuế thực hiện theo quy định tại Điều 30, Điều 31 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP.

 

Thông tin tổng hợp bởi Tài Việt

 

Người đọc có thể tham khảo thêm các văn bản khác tại:

Bản Tin Hải Quan Số 0418 (04/03/02 - 01/04/2018)

Share: 

Hotline:

(84) 2253 250 250

Email:

[email protected]