Pháo hoa Canh dao tet Tet Nguyen Dan taiviet.net-noel

Sản phẩm - dịch vụ

BẢN TIN HẢI QUAN NGÀY 15/06-30/06/2021

Tác giả : admin | 04 - 07 - 2021 | 8:36 PM | 1367 Lượt xem

Tài Việt điểm qua một số văn bản pháp luật đáng chú ý trong lĩnh vực Hải Quan thời gian vừa qua (15/06-30/06/2021)

1.Công văn 2924/TCHQ-GSQL năm 2021 về thông quan hàng hóa xuất khẩu theo quy định tại Nghị định 85/2019/NĐ-CP do Tổng cục Hải quan ban hành

Tổng cục Hải quan trả lời về việc cơ quan hải quan yêu cầu doanh nghiệp nộp Thông báo kiểm tra chuyên ngành đối với từng lô hàng xuất khẩu khi làm thủ tục hải quannhư sau:

Về việc thông quan hàng hóa xuất khẩu phải kiểm tra chuyên ngành được quy định tại Điều 23 Nghị định số 85/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ, theo đó, tại khoản 2 quy định: “Trường hợp hàng hóa không thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trước thông quan nhưng thực hiện kiểm tra chuyên ngành theo yêu cầu của người khai hải quan hoặc của nước nhập khẩu thì người khai hải quan không phải nộp kết quả kiểm tra cho cơ quan hải quan khi làm thủ tục hải quan”.

Đề nghị Cục Hải quan các tỉnh, thành phố chỉ đạo Chi cục Hải quan kiểm tra, rà soát, không yêu cầu doanh nghiệp nộp Thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu không thuộc diện kiểm tra chuyên ngành trước thông quan theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định số 85/2019/NĐ-CP nêu trên. Trường hợp phát hiện công chức không thực hiện đúng quy định thì kịp thời chấn chỉnh, xử lý và điều chuyển khỏi vị trí công tác.

2.Công văn 2993/TCHQ-GSQL năm 2021 về thủ tục công nhận kho ngoại quan, kho hàng không kéo dài do Tổng cục Hải quan ban hành

1. Về việc thành lập kho ngoại quan:

- Điều kiện công nhận kho ngoại quan:

Điều 10 Nghị định 68/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 67/2020/NĐ-CP ngày 15/6/2020 của Chính phủ quy định điều kiện công nhận kho ngoại quan cụ thể như sau:

“1. Khu vực đề nghị công nhận kho, bãi ngoại quan phải nằm trong khu vực quy định tại khoản 1 Điều 62 Luật Hải quan hoặc khu kinh tế cửa khẩu hoặc khu vực được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nằm trong quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics.

2. Kho, bãi ngoại quan được ngăn cách với khu vực xung quanh bằng tường rào, đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan, trừ kho nằm trong khu vực cửa khẩu, cảng đã có tường rào ngăn cách biệt lập với khu vực xung quanh.

3. Diện tích

a) Kho ngoại quan nằm trong khu vực cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng cạn, cảng hàng không quốc tế hoặc khu vực ga đường sắt liên vận quốc tế phải có diện tích kho chứa hàng tối thiểu 1.000 m2;

b) Kho ngoại quan chuyên dùng có diện tích kho chứa hàng tối thiểu 1.000 m2 hoặc thể tích kho chứa hàng tối thiểu 1.000 m3;

c) Kho ngoại quan nằm trong khu công nghiệp phải có diện tích khu đất tối thiểu 4.000 m2 (bao gồm kho, bãi và các công trình phụ trợ), trong đó kho chứa hàng phải có diện tích tối thiểu 1.000 m2;

d) Kho ngoại quan không thuộc trường hợp quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản này phải có diện tích khu đất tối thiểu 5.000 m2 (bao gồm kho, bãi và các công trình phụ trợ), trong đó kho chứa hàng phải có diện tích tối thiểu 1.000 m2;

đ) Bãi ngoại quan phải có diện tích tối thiểu 10.000 m2, không yêu cầu diện tích kho.

4. Có phần mềm đáp ứng yêu cầu quản lý lưu giữ, kết xuất dữ liệu trực tuyến cho cơ quan hải quan về tên hàng, chủng loại, số lượng, tình trạng của hàng hóa, thời điểm hàng hóa đưa vào, đưa ra, lưu giữ trong kho ngoại quan chi tiết theo tờ khai hải quan để quản lý theo Hệ thống quản lý, giám sát hàng hóa tự động.

5. Có hệ thống camera đáp ứng kết nối trực tuyến với cơ quan hải quan quản lý. Hình ảnh quan sát được mọi vị trí của kho ngoại quan, bãi ngoại quan (bao gồm cổng, cửa và trong kho bãi, riêng kho ngoại quan chứa hàng đông lạnh không phải lắp đặt trong kho) vào tất cả các thời điểm trong ngày (24/24 giờ), dữ liệu về hình ảnh lưu giữ tối thiểu 06 tháng.”.

- Đối chiếu các quy định nêu trên và thông tin do công ty cung cấp thì Kho ngoại quan dự kiến thành lập tại trung tâm logistics, khu công nghiệp Hà Nam, khu công nghiệp Yên Phong II-A tỉnh Bắc Ninh; diện tích dự kiến đề nghị công nhận là 20.000 m2 thì đáp ứng các điều kiện về vị trí và diện tích quy định tại khoản 6 Điều 1 Nghị định 67/2020/NĐ-CP ngày 15/6/2020 của Chính phủ.

2. Về việc thành lập kho hàng không kéo dài:

- Điều kiện công nhận kho hàng không kéo dài

Điều 25 Nghị định 68/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 67/2020/NĐ-CP quy định điều kiện công nhận kho hàng không kéo dài, cụ thể như sau:

“1. Kho hàng không kéo dài được công nhận tại địa bàn nơi có các khu vực sau đây:

a) Khu vực lân cận cảng hàng không dân dụng quốc tế;

b) Khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất;

c) Khu vực đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt tại quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước.

Các khu vực trên cách cảng hàng không dân dụng quốc tế không quá 50 km.

2. Kho hàng không kéo dài để lưu giữ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được vận chuyển bằng đường hàng không qua sân bay quốc tế Nội Bài và sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất phải có diện tích khu đất tối thiểu 5.000 m2 (bao gồm kho, bãi và các công trình phụ trợ), trong đó kho chứa hàng phải có diện tích tối thiểu 2.000 m2. Đối với các cảng hàng không quốc tế còn lại và cảng hàng không nội địa được phép khai thác chuyến bay quốc tế, kho hàng không kéo dài phải có diện tích khu đất tối thiểu 2.000 m2 (bao gồm kho, bãi và các công trình phụ trợ), trong đó kho chứa hàng phải có diện tích tối thiểu 1.000 m2. Kho, bãi được ngăn cách với khu vực xung quanh bằng tường rào, có khu vực chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu riêng biệt.

Đối với kho hàng không kéo dài đã được thành lập và công nhận đủ điều kiện tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan trước ngày Nghị định này có hiệu lực được phép tiếp tục hoạt động theo quyết định công nhận đã ban hành.

3. Có phần mềm đáp ứng yêu cầu quản lý lưu giữ, kết xuất dữ liệu trực tuyến cho cơ quan hải quan về tên hàng, số lượng, tình trạng của hàng hóa, thời điểm hàng hóa đưa vào, đưa ra, lưu giữ trong kho hàng không kéo dài chi tiết theo vận đơn và/hoặc tờ khai hải quan để quản lý theo Hệ thống quản lý, giám sát hàng hóa tự động.

4. Có hệ thống camera đáp ứng kết nối trực tuyến với cơ quan hải quan quản lý. Hình ảnh quan sát được mọi vị trí của kho vào tất cả thời điểm trong ngày (24/24 giờ), dữ liệu về hình ảnh lưu giữ tối thiểu 06 tháng.”.

- Đối chiếu các quy định nêu trên và thông tin do công ty cung cấp:

+ Vị trí kho hàng không kéo dài dự kiến thành lập tại trung tâm logistics, cụm cảng Yên Lệnh và khu công nghiệp nằm tại xã Chuyên Ngoại, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam cách cảng hàng không quốc tế Nội Bài 90km, cách cảng hàng không quốc tế Cát Bi 100 km, do vậy không đáp ứng điều kiện cách cảng hàng không dân dụng quốc tế không quá 50 km quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định tại Nghị định 68/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 67/2020/NĐ-CP .

+ Vị trí kho hàng không kéo dài dự kiến thành lập tại khu công nghiệp Yên Phong II-A, tỉnh Bắc Ninh cách Cảng hàng không quốc tế Nội Bài 20km; diện tích đề nghị công nhận là 15.000m2 đã đáp ứng điều kiện về vị trí và diện tích quy định tại Điều 25 Nghị định 68/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 67/2020/NĐ-CP .

3. Sau khi hoàn thành việc xây dựng kho, lắp đặt hệ thống camera giám sát, có phần mềm quản lý đáp ứng các điều kiện quy định nêu trên thì gửi bộ hồ sơ đề nghị thành lập kho ngoại quan, kho hàng không kéo dài về Tổng cục Hải quan để xem xét, quyết định.

3.Công văn 3189/TCHQ-TXNK năm 2021 về khai báo mã HS trong thời gian chờ kết quả phân tích, giám định do Tổng cục Hải quan ban hành

Căn cứ Điều 46 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; Kiểm tra; Giám sát hải quan; Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu quy định về nộp thuế đối với hàng hóa phải phân tích, giám định; Cụ thể:

“Đối với hàng hóa phải phân tích, giám định để đảm bảo xác định chính xác số thuế phải nộp thì người nộp thuế thực hiện nộp thuế theo quy định tại khoản 2 Điều 33 và Điều 42 Thông tư này.

Nếu kết quả phân tích, giám định hàng hóa khác so với nội dung khai của người nộp thuế dẫn đến có thay đổi về số tiền thuế phải nộp thì sau khi có thông báo của cơ quan hải quan vế kết quả phân tích, giám định, người nộp thuế thực hiện khai bổ sung thông tin trên Hệ thống, nộp thuế, không phải tính tiền chậm nộp trong thời gian chờ kết quả phân tích, giám định hoặc được hoàn trả số tiền thuế đã nộp (nếu có) theo quy định của pháp luật.

Trường hợp người nộp thuế không khai bổ sung thì cơ quan hải quan thực hiện ấn định thuế. Người nộp thuế có trách nhiệm nộp đủ số tiền thuế còn thiếu, tiền chậm nộp và tiền phạt (nếu có) theo quy định.”.

Theo quy định trên, nếu kết quả phân tích, giám định hàng hóa khác so với nội dung khai ban đầu, công ty phải thực hiện khai bổ sung thông tin trên Hệ thống sau khi nhận được thông báo của Cơ quan Hải quan về kết quả phân tích, giám định. Trường hợp hàng hóa phải nộp thuế, sẽ không tính tiền chậm nộp đối với tờ khai được lấy mẫu phân tích trong thời gian chờ kết quả phân tích, giám định.

Để được hưởng thuế ưu đãi đặc biệt để thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc, hàng hóa nhập khẩu của công ty phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Nghị định 149/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ, theo đó C/O mẫu VK được cấp cho lô hàng phải hợp lệ.

4.Công văn 3215/TCHQ-TXNK năm 2021 sửa đổi Danh mục miễn thuế trên Hệ thống VNACC do Tổng cục Hải quan ban hành

Theo điểm c khoản 2 Điều 30 Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ về nguyên tắc xây dựng DMMT quy định: “Danh mục miễn thuế được xây dựng một lần cho dự án, cơ sở sản xuất, hoạt động sử dụng hàng hóa miễn thuế, hoặc xây dựng theo từng giai đoạn, từng hạng mục, từng tổ hợp, dây chuyền phù hợp với thực tế và hồ sơ tài liệu thực hiện dự án, cơ sở sản xuất, hoạt động sử dụng hàng hóa miễn thuế”.

Theo khoản 5 Điều 30 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định: “Trường hợp Danh mục miễn thuế đã thông báo có sai sót hoặc cần sửa đổi, chủ dự án thông báo Danh mục miễn thuế sửa đổi trước thời điểm nhập khẩu hàng hóa kèm theo các tài liệu liên quan để chứng minh việc sửa đổi, điều chỉnh là phù hợp với nhu cầu của dự án”.

 - Khai sửa đổi chỉ tiêu Số lượng đăng ký miễn thuế tại các dòng hàng số 11 và 12 của DMMT số 750000390930 bằng với số lượng hàng hóa đã nhập khẩu thực tế.

- Tách số lượng hàng hóa còn lại chưa nhập khẩu của các dòng hàng số 11 và 12 của DMMT số 750000390930 thành các dòng hàng tương ứng như sau:

+ Dòng hàng 17: Máy phát điện 4.2 MW, mới 100%; số lượng đăng ký miễn thuế: 03;

+ Dòng hàng 18: Linh kiện đồng bộ của máy phát điện 4.2MW, mới 100 %; Số lượng đăng ký miễn thuế: 03.

+ Dòng hàng 19: Bộ kết nối trung tâm cánh quạt, mới 100%; số lượng đăng ký miễn thuế: 03;

+ Dòng hàng 20: Linh kiện đồng bộ đi kèm của bộ kết nối trung tâm cánh quạt, mới 100%; Số lượng đăng ký miễn thuế: 03)

5.Công văn 2932/TCHQ-TXNK năm 2021 về vướng mắc miễn thuế hàng nhập khẩu đầu tư do Tổng cục Hải quan ban hành

6.Công văn 2972/TCHQ-TXNK năm 2021 về phân loại mặt hàng “Self-loading mobile concrete mixer” do Tổng cục Hải quan ban hành

7.Công văn 3125/TCHQ-GSQL năm 2021 về doanh nghiệp chế xuất thuê kho do Tổng cục Hải quan ban hành

8.Công văn 3119/TCHQ-PC năm 2021 vướng mắc xử lý vi phạm hành chính do Tổng cục Hải quan ban hành

9.Công văn 3148/TCHQ-PC năm 2021 vướng mắc xử phạt vi phạm hành chính do Tổng cục Hải quan ban hành

                                                                                               *Nguồn: Tài Việt tổng hợp


Share: 

Hotline:

(84) 2253 250 250

Email:

[email protected]