Pháo hoa Canh dao tet Tet Nguyen Dan taiviet.net-noel

Sản phẩm - dịch vụ

BẢN TIN HẢI QUAN NGÀY 01/09-30/09/2021

Tác giả : AA006 | 03 - 10 - 2021 | 10:00 AM | 1164 Lượt xem

Tài Việt điểm qua một số văn bản pháp luật đáng chú ý trong lĩnh vực Hải Quan thời gian vừa qua (01/09-30/09/2021)

1. Công văn 4539/TCHQ-TXNK năm 2021 thực hiện quản lý việc hoàn thuế giá trị gia tăng do Tổng cục Hải quan ban hành

Để tăng cường công tác quản lý, kiểm soát chặt chẽ việc kê khai, ngăn ngừa tình trạng gian lận nhằm chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT, Tổng cục Hải quan yêu cầu các Cục Hải quan tỉnh, thành phố triển khai thực hiện một số giải pháp sau:

1. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để tăng cường công tác thu thập, phân tích thông tin xác định dấu hiệu rủi ro để có biện pháp kiểm tra, giám sát, kiểm soát và kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc địa bàn quản lý của đơn vị, kịp thời phát hiện và ngăn chặn các trường hợp doanh nghiệp gian lận trong hoạt động xuất khẩu nhằm chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT. Trường hợp xác định dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan, căn cứ thông tin thu thập thực hiện tạm dừng đưa hàng qua khu vực giám sát để kiểm tra theo quy định.

2. Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:

a) Lập danh sách và quản lý các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu hoàn thuế GTGT theo tiêu chí quản lý rủi ro. Thực hiện kiểm tra, giám sát chặt chẽ hàng hóa xuất khẩu đã làm thủ tục xuất khẩu cho đến khi hàng hóa thực xuất khẩu để ngăn ngừa tình trạng hàng hóa quay trở lại nội địa.

b) Tăng cường công tác kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế trong quá trình làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu để phát hiện và xử lý theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp có dấu hiệu nghi vấn: khai khống số lượng hàng hóa xuất khẩu, khai tăng số lượng hàng hóa xuất khẩu so với số lượng thực tế; khai sai tên hàng, chủng loại hàng hóa, khai tăng bất thường trị giá hải quan đối với một số mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao trên tờ khai xuất khẩu (như linh kiện điện tử: RAM máy tính, chip IC điện tử, chip bo mạch, card màn hình, thẻ nhớ,...); sử dụng các chứng từ không hợp lệ để làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa.

c) Tăng cường kiểm tra trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu của các dự án đầu tư được miễn thuế nhập khẩu, có dấu hiệu khai tăng trị giá hải quan nhằm làm tăng số tiền thuế GTGT phải nộp khi nhập khẩu để chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT đầu vào tại cơ quan thuế nội địa.

d) Khi phát hiện và xử lý các trường hợp nêu tại điểm 2.a, 2.b, 2.C công văn này, trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật, phải chuyển ngay toàn bộ vụ việc kèm hồ sơ đến cơ quan điều tra để điều tra, truy tố, xử lý đối với các tổ chức, cá nhân lợi dụng chính sách hoàn thuế GTGT để trục lợi số tiền hoàn thuế GTGT nhằm thu hồi đầy đủ số tiền thuế GTGT thất thoát vào ngân sách nhà nước.

3. Phối hợp với cơ quan thuế nội địa và các lực lượng khác trong đấu tranh ngăn chặn gian lận hoàn thuế GTGT:

a) Đối với các Cục Hải quan tỉnh, thành phố:

a.1) Chủ động phối hợp với các Cục Thuế tỉnh, thành phố trên địa bàn để thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Cung cấp các thông tin về các thủ đoạn gian lận đối với hàng hóa xuất khẩu (khai sai tên hàng, số lượng, trị giá hoặc sử dụng các chứng từ tài liệu không hợp pháp để làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa) nhằm mục đích hợp pháp hóa hồ sơ hoàn thuế GTGT, lập danh sách các doanh nghiệp vi phạm ngay khi phát hiện trong quá trình làm thủ tục hải quan hoặc qua công tác điều tra chống buôn lậu, gian lận thương mại chuyển cơ quan thuế nội địa để cập nhật thông tin doanh nghiệp vi phạm trong quá trình thực hiện hoàn thuế GTGT.

- Cung cấp cho cơ quan thuế nội địa thông tin về các lô hàng nhập khẩu đầu tư có trị giá khai báo cao trên 20% so với mức giá tham chiếu của hàng hóa nhập khẩu giống hệt, tương tự do Tổng cục Hải quan ban hành theo quy định tại Điều 22 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính, các lô hàng xuất khẩu có trị giá hải quan khai báo cao bất thường ngay khi phát hiện trong quá trình làm thủ tục hải quan để kiểm soát hoàn thuế GTGT đầu vào.

- Kiểm tra chặt chẽ các thông tin trên hồ sơ kê khai hoàn thuế GTGT liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo đề nghị của cơ quan thuế nội địa (nếu có) để đảm bảo hoàn thuế GTGT đúng đối tượng, đúng chính sách pháp luật.

- Đề nghị cơ quan thuế nội địa trên địa bàn cung cấp thông tin về các trường hợp hoàn thuế GTGT cho doanh nghiệp cao bất thường so với cùng kỳ năm trước hoặc cao bất thường so với các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành hàng trên địa bàn, danh sách doanh nghiệp, thủ đoạn, hàng hóa có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế để cơ quan hải quan tăng cường kiểm tra hàng hóa xuất khẩu trong quá trình thông quan và kiểm tra sau thông quan.

a.2) Phối hợp với các lực lượng khác trong đấu tranh ngăn chặn gian lận hoàn thuế GTGT:

- Tăng cường công tác kiểm tra liên ngành (Hải quan, Thuế), công tác kiểm tra sau thông quan đối với doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, hoàn thuế GTGT.

- Tham gia với cơ quan Thuế, Kế hoạch đầu tư để quản lý chặt chẽ đối với lĩnh vực cấp phép hoạt động của doanh nghiệp trong đó sớm xây dựng và vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về doanh nghiệp giữa cơ quan Thuế, Hải quan, Kế hoạch đầu tư.

- Tăng cường công tác phối hợp, trao đổi thông tin giữa cơ quan hải quan và lực lượng chức năng (công an, quản lý thị trường, bộ đội biên phòng) để điều tra, xác minh, đấu tranh, xử lý nhanh chóng, kịp thời các vụ việc vi phạm hoàn thuế GTGT lớn, phức tạp, liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố, ngăn chặn hoạt động thẩm lậu hàng hóa xuất khẩu hoàn thuế GTGT.

- Tăng cường công tác chống buôn lậu, phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng nơi giáp biên giới với nước bạn để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi quay vòng hàng xuất khẩu (hàng đã làm thủ tục và xuất khẩu sang nước bạn, nhưng lợi dụng biên giới rộng, quay lại Việt Nam để tiếp tục làm thủ tục xuất các lần tiếp theo).

- Tăng cường hợp tác chặt chẽ với Hải quan các nước trong khu vực, đặc biệt là các nước có chung biên giới. Thông tin kịp thời về doanh nghiệp, tình hình hàng hóa xuất khẩu có dấu hiệu gian lận trong hoàn thuế GTGT.

b) Đối với các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan:

Chủ động liên hệ với Tổng cục Thuế để kết nối/lấy dữ liệu hoàn thuế GTGT (chi tiết số liệu đã hoàn, dự kiến hoàn) liên quan đến số thu NSNN do cơ quan Hải quan thu. Khi nhận được dữ liệu, các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ, đối chiếu với dữ liệu hoàn thuế do Tổng cục Thuế cung cấp để phân tích, đánh giá các dấu hiệu nghi vấn về hoàn thuế GTGT không đúng quy định, tổ chức kiểm tra, thanh tra theo dấu hiệu hoặc trao đổi, phối hợp với các cơ quan có liên quan để kịp thời phát hiện xử lý các hành vi chiếm đoạt tiền thuế GTGT của tổ chức, cá nhân.

Cơ chế cung cấp thông tin giữa Tổng cục Hải quan và Tổng cục Thuế được thực hiện định kỳ 3 tháng/1 lần.

4. Thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thi hành công vụ; tổ chức triển khai đầy đủ, đúng quy định của pháp luật, các quy trình, biện pháp nghiệp vụ về kiểm tra, kiểm soát hải quan và quản lý thuế.

2. Công văn 4528/TCHQ-TXNK năm 2021 về nhập khẩu hàng hóa để gia công nhưng không có cơ sở sản xuất, gia công do Tổng cục Hải quan ban hành

a) Người nộp thuế có hợp đồng gia công theo quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương. Người nộp thuế kê khai số tiếp nhận hợp đồng gia công, phụ lục hợp đồng gia công trên tờ khai hải quan.

b) Người nộp thuế hoặc tổ chức, cá nhân nhận gia công lại cho người nộp thuế có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng cơ sở gia công hàng hóa xuất khẩu và máy móc, thiết bị tại cơ sở gia công trên lãnh thổ Việt Nam và phải thực hiện thông báo cơ sở gia công, gia công lại; hợp đồng gia công, hợp đồng gia công lại, phụ lục hợp đồng gia công, phụ lục hợp đồng gia công lại cho cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật hải quan...

Căn cứ khoản 1 Điều 36 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định trước khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng nguyên liệu, vật tư đầu tiên để thực hiện gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, tổ chức, cá nhân thông báo cơ sở sản xuất cho cơ quan hải quan.

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 56 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 36 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính quy định tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thông báo cơ sở gia công, cơ sở gia công lại cho Chi cục Hải quan do tổ chức, cá nhân dự kiến lựa chọn làm thủ tục hải quan.

Căn cứ quy định nêu trên thì trước khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng nguyên liệu, vật tư đầu tiên để thực hiện gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, tổ chức, cá nhân thông báo cơ sở sản xuất cho cơ quan hải quan nơi tổ chức, cá nhân dự kiến lựa chọn làm thủ tục hải quan. Trường hợp Công ty CP TM dịch vụ và truyền thông TPS không có cơ sở gia công thì không đáp ứng điều kiện quy định về thủ tục tại khoản 1 Điều 36 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, điểm a khoản 1 Điều 56 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 36 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC, như vậy, hàng hóa nhập khẩu để gia công của Công ty không đủ điều kiện miễn thuế theo quy định khoản 2 Điều 10 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP nêu trên.

Liên quan đến vướng mắc của Công ty CP TM dịch vụ và truyền thông TPS nêu tại công văn số 0509/CV-TPS, Tổng cục Hải quan đã có công văn số 4065/TCHQ-TXNK ngày 17/8/2021 hướng dẫn theo đó: “Trường hợp chưa có cơ sở gia công thì chưa đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP (người nộp thuế có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng cơ sở gia công hàng hóa xuất khẩu và máy móc, thiết bị tại cơ sở gia công trên lãnh thổ Việt Nam). Như vậy, hàng hóa nhập khẩu để gia công cho thương nhân nước ngoài của Công ty không đủ điều kiện miễn thuế” (đính kèm).

3, Công văn 4416/TCHQ-GSQL năm 2021 vướng mắc nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa do Tổng cục Hải quan ban hành

1. Công văn số 3980/TCHQ-GSQL ngày 11/8/2021 không áp dụng đối với việc nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa để áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt trong thời gian giãn cách xã hội để phòng chống dịch covid-19.

2. Thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ và hình thức chứng từ chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa nhập khẩu áp dụng trong giai đoạn dịch viêm đường hô hấp cấp gây ra bởi virus Corona (Covid-19) thực hiện theo quy định tại Thông tư số 47/2020/TT-BTC ngày 27/5/2020 của Bộ Tài chính. Việc kiểm tra, đối chiếu thông tin về C/O trên trang thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu thực hiện theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan tại các công văn: số 3480/TCHQ-GSQL ngày 29/5/2020, số 6505/TCHQ-GSQL ngày 07/10/2020, số 8189/TCHQ-GSQL ngày 31/12/2020, số 1120/TCHQ-GSQL ngày 10/3/2020, số 4162/TCHQ-GSQL ngày 25/8/2021, số 4059/TCHQ-GSQL ngày 17/8/2021, số 446/GSQL-GQ4 ngày 03/3/2017 (áp dụng đối với C/O mẫu EAV do cơ quan có thẩm quyền của Liên bang Nga cấp), số 6612/TCHQ-GSQL ngày 14/10/2020, số 469/TCHQ-GSQL ngày 20/10/2020 (Mật).

Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp C/O nước xuất khẩu chưa thông báo việc sử dụng bản chụp/bản scan và cung cấp trang thông tin điện tử để tra cứu thì việc tiếp nhận, xử lý C/O thực hiện theo quy định tại Thông tư số 38/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính (sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 62/2019/TT-BTC ngày 5/9/2019) và hướng dẫn tại Quy trình kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khu, nhập khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 4286/QĐ-TCHQ ngày 31/12/2015 của Tổng cục Hải quan.

3. Đối với việc tra cứu C/O mẫu E: phía cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc đã cung cấp trang thông tin điện tử để tra cứu sự tồn tại của C/O mẫu E, tuy nhiên tại trang điện tử này công chức hải quan chỉ có thể tra cứu được một số thông tin cơ bản của C/O như thông tin người xuất khẩu, s invoice, nước nhập khẩu, mã số HS, nơi cấp và ngày cấp C/O; thiếu các thông tin về số lượng, tiêu chí xuất xứ,...Do vậy, khi kiểm tra, đối chiếu tính xác thực của C/O trên trang thông tin điện tử này, yêu cầu công chức hải quan ngoài việc kiểm tra, đối chiếu các thông tin về C/O trên trang thông tin điện tử còn thực hiện kiểm tra, đối chiếu giữa hồ sơ hải quan với bản chụp/scan C/O và kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa (nếu có) để xử lý theo quy định.

 4. Công văn 4527/TCHQ-TXNK năm 2021 về xác định ngành, nghề và địa bàn ưu đãi đầu tư do Tổng cục Hải quan ban hành

5. Công văn 4526/TCHQ-TXNK năm 2021 về phân loại, xử lý thuế mặt hàng Pediasure Grow & Gain dạng lỏng do Tổng cục Hải quan ban hành

6. Công văn 4485/TCHQ-TXNK năm 2021 về miễn thuế hàng tài trợ phòng chống dịch Covid-19 do Tổng cục Hải quan ban hành

7. Công văn 4470/TCHQ-TXNK năm 2021 về chấn chỉnh phân loại hàng hóa do Tổng cục Hải quan ban hành

8. Công văn 4440/TCHQ-GSQL năm 2021 triển khai công tác quản lý, giám sát hàng hóa do Tổng cục Hải quan ban hành

9. Công văn 4439/TCHQ-TXNK năm 2021 về thuế nhập khẩu mặt hàng đường do Tổng cục Hải quan ban hành

10. Công văn 4451/TCHQ-CNTT năm 2021 thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia do Tổng cục Hải quan ban hành                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                            *Nguồn: Tài Việt tổng hợp


Share: 

Hotline:

(84) 2253 250 250

Email:

[email protected]