Pháo hoa Canh dao tet Tet Nguyen Dan taiviet.net-noel

Sản phẩm - dịch vụ

BẢN TIN HẢI QUAN NGÀY 01/08-15/08/2021

Tác giả : Admin | 19 - 08 - 2021 | 8:58 AM | 1339 Lượt xem

Tài Việt điểm qua một số văn bản pháp luật đáng chú ý trong lĩnh vực Hải Quan thời gian vừa qua (01/08-15/08/2021)

1. Công văn 3879/TCHQ-GSQL năm 2021 về xử lý thủ tục hải quan cho các sản phẩm dược phẩm do Tổng cục Hải quan ban hành

Tổng cục Hải quan đã có một số văn bản chỉ đạo Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện một số giải pháp, như:

1. Chấp nhận Phiếu kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc có chữ ký điện tử của nhà sản xuất khi thực hiện thủ tục hải quan.

2. Cho phép doanh nghiệp được đưa các lô hàng có yêu cầu bảo quản đặc biệt (như: thuốc, vắc xin, sinh phẩm... yêu cầu nhiệt độ bảo quản từ 2°C-8°C) về kiểm tra thực tế tại địa điểm bảo quản theo đề nghị của doanh nghiệp.

3. Cơ quan hải quan căn cứ kết quả phân luồng kiểm tra và chỉ dẫn kiểm tra trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan để kiểm tra đối với các lô hàng nhập khẩu có tờ khai hải quan đăng ký từ ngày 01/8/2021:

- Đối với tờ khai hải quan luồng vàng: Cơ quan hải quan kiểm tra, đối chiếu nội dung khai hải quan với bộ hồ sơ hải quan theo quy định, nếu phù hợp thì thực hiện thông quan ngay; nếu không phù hợp hoặc nghi ngờ về tính xác thực của các chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan thì chuyển luồng đỏ để kiểm tra thực tế hàng hóa.

- Đối với tờ khai hải quan luồng đỏ: Cơ quan hải quan kiểm tra, đối chiếu thực tế hàng hóa với thông tin khai trên tờ khai hải quan và bộ hồ sơ hải quan, đồng thời yêu cầu người khai hải quan xuất trình bản chính: Giấy ủy quyền, Giấy phép lưu hành sản phẩm, Phiếu kiểm nghiệm sản phẩm để kiểm tra, đối chiếu với bản sao (có xác nhận của doanh nghiệp) nộp kèm bộ hồ sơ nhập khẩu.

Tổng cục Hải quan ghi nhận kiến nghị của Đại sứ quán để tiếp tục rà soát, chỉ đạo Cục Hải quan các tỉnh, thành phố kịp thời giải quyết tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, đẩy nhanh việc thông quan, nhất là các lô hàng thuốc tân dược nhập khẩu nếu thực tế hàng hóa và bộ hồ sơ nhập khẩu đã đáp ứng đầy đủ, đúng theo quy định.

2. Công văn 3890/TCHQ-GSQL năm 2021 về chuẩn hóa mã cảng, tên cảng, đơn vị tính do Tổng cục Hải quan ban hành

Trả lời công văn số 6655/HQHP-GSQL ngày 05/7/2021 của Cục Hải quan thành phố Hải Phòng về việc hỗ trợ triển khai thí điểm phần mềm tích hợp, chuẩn hóa số liệu xuất nhập khẩu qua đường biển, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:

1. Về kiến nghị xây dựng danh mục mã cảng thống nhất trên toàn quốc và xây dựng chức năng lựa chọn mã cảng tại bản khai hàng hóa, vận đơn gom hàng trên Cổng thông tin một cửa Quốc gia Giao Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan:

a) Rà soát, chuẩn hóa lại danh mục mã cảng, tên cảng thống nhất trên toàn quốc và đảm bảo mỗi cảng (do 01 doanh nghiệp kinh doanh cảng quản lý, khai thác) chỉ có 01 mã cảng duy nhất theo bảng mã UN LOCODE được đăng trên website www.customs.gov.vn của Tổng cục Hải quan.

b) Sau khi hoàn thành việc rà soát, chuẩn hóa lại danh mục mã cảng, tên cảng thống nhất trên toàn quốc và bảng mã này được sử dụng thống nhất tại các Hệ thống khác nhau, Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan công bố bảng mã đã được chuẩn hóa và hoàn thiện chức năng hoặc hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng phần mềm khai hải quan điện tử đảm bảo Hãng tàu/Đại lý hãng tàu/Công ty Logistics, người khai hải quan và doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi khi khai các chỉ tiêu về mã cảng, tên cảng, đơn vị tính đến các Hệ thống khác nhau thì các chỉ tiêu này phải dùng chung 01 bảng mã đã được công bố trên website www.customs.gov.vn của Tổng cục Hải quan theo đúng quy định tại Phụ lục I ban hành kèm Thông tư số 50/2018/TT-BTC ngày 23/05/2018, Phụ lục II và Phụ lục X ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 32 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC).

2. Về kiến nghị bổ sung chức năng tạo phiếu chuyển cảng trên Hệ thống E-Manifest

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 67 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 38 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/04/2018) của Chính phủ, Tổng cục Hải quan giao Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan bổ sung chức năng cho phép hải quan và doanh nghiệp kinh doanh cảng nơi tàu đến có thể tiếp nhận, khai thác được hồ sơ hải quan của phương tiện vận tải xuất nhập cảnh khai thác hàng hóa tại cầu, bến cảng trong cùng 01 đơn vị Cục Hải quan quản lý.

3. Về kiến nghị Hệ thống VASSCM hiển thị thông tin Getin-Getout chiều nhập khẩu đối với container trung chuyển khi được duyệt chuyển sang chiều xuất khẩu

Tại mẫu số 14 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 32 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC) đã quy định cụ thể trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng cập nhật thông tin container hạ bãi theo một trong hình thức như sau: 1. Hạ bãi (nhập), 2. Vào cảng/kho/bãi/địa điểm (xuất), 3. Hạ bãi hàng quá cảnh, 4. Hạ bãi hàng trung chuyển, 5. Hạ bãi để vận chuyển về cảng đích trên vận tải đơn, 6. Hạ bãi khác (chỉ khai báo khi có hướng dẫn cụ thể của Tổng cục Hải quan; tuy nhiên, do Hệ thống VASSCM hiện mới đáp ứng việc ghép thông tin hạ bãi hình thức "trung chuyển" với trường hợp tờ khai vận chuyển độc lập đầu số 50 (có mã mục đích vận chuyển là "CTM") mà chưa đáp ứng việc ghép thông tin hạ bãi hình thức "trung chuyển" với chứng từ đầu số 91; vì vậy, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:

- Đối với trường hợp hàng hóa trung chuyển thực hiện thủ tục hải quan bằng tờ khai vận chuyển độc lập: Cục HQ TP Hải Phòng hướng dẫn doanh nghiệp kinh doanh cảng thực hiện cập nhật thông tin hình thức hạ bãi hàng trung chuyển theo đúng quy định tại mẫu số 14 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC .

- Đối với trường hợp hàng hóa trung chuyển thực hiện thủ tục hải quan bằng bản kê:

+ Trước mắt: Giao Cục Công nghệ thông tin và thống kê Hải quan bổ sung Hệ thống VASSCM có chức năng ghép thông tin chứng từ đầu 91 (của lô hàng trung chuyển đủ điều kiện qua KVGS) với hình thức hạ bãi hàng trung chuyển.

+ Về lâu dài: Giao Cục Công nghệ thông tin và thống kê Hải quan xây dựng chức năng để người khai hải quan có thể thực hiện khai báo thông tin bản kê hàng hóa đóng trong container trung chuyển và gửi đến Hệ thống hải quan theo hình thức điện tử để đảm bảo Hệ thống VASSCM có chức năng ghép thông tin bản kê (của lô hàng trung chuyển đủ điều kiện qua KVGS) với hình thức hạ bãi hàng trung chuyển khi triển khai xây dựng Hệ thống hải quan số.

4. Về kiến nghị Container rỗng getin-getout được ghép đủ điều kiện đối với tờ khai nhập khẩu, xuất khẩu

Giao Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan nghiên cứu, sửa đổi Hệ thống VASSCM theo kiến nghị nêu tại điểm 2 công văn số 6655/HQHP-GSQL về việc container rỗng getin-getout được ghép đủ điều kiện với tờ khai xuất/nhập khẩu (loại hình G14/G24) để thanh khoản được tờ khai, tránh phát sinh tờ khai tồn trên Hệ thống VASSCM và nghiên cứu, bổ sung chỉ tiêu “Chủ sở hữu container” khi khai danh sách container rỗng trên Hệ thống một cửa quốc gia để đảm bảo công tác quản lý hải quan đúng đối

tượng theo quy định tại Thông tư 50/2018/TT-BTC .

3. Công văn 553/XNK-XXHH năm 2021 về xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu do Cục Xuất nhập khẩu ban hành

1. Về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu

Theo điểm b, khoản 15, Điều 2 Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương, Bộ Công Thương có nhiệm vụ quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa. Theo khoản 4, Điều 24 Luật Hải quan năm 2014, Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mẫu tờ khai hải quan, việc sử dụng tờ khai hải quan và chứng từ thay thế tờ khai hải quan. Theo khoản 1, Điều 20 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa, Bộ Khoa học và Công nghệ (Bộ KHCN) xây dựng và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về nhãn hàng hóa.

Căn cứ các quy định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các Bộ, ngành nêu trên, ngày 20 tháng 5 năm 2020 Bộ Công Thương đã có công văn số 3634/BCT-XNK trao đi với các Bộ Khoa học và Công nghệ (Bộ KHCN), Bộ Tài chính (có sao gửi Tổng cục Hải quan) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề xuất của Bộ Công Thương về việc hướng dẫn khai xuất xứ trên tờ khai hải quan và ghi xuất xứ trên hàng hóa/bao bì hàng hóa xuất khẩu.

Bằng công văn này, Cục Xuất nhập khẩu một lần nữa trao đổi với Tổng cục Hải quan như sau:

- Căn cứ chức năng quản lý nhà nước, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công Thương, Bộ Công Thương hướng dẫn xác định xuất xứ Việt Nam đối với hàng hóa xuất khẩu. Theo đó, căn cứ để xác định hàng hóa xuất khẩu có xuất xứ Việt Nam là Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa và Thông tư số 05/2018/TT-BCT ngày 03 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về xuất xứ hàng hóa.

Bên cạnh đó, trường hợp hàng hóa xuất khẩu có phán quyết trước (advance ruling - AR) vẫn còn hiệu lực của cơ quan hải quan nước nhập khẩu về xuất xứ ViệNam của hàng hóa xuất khẩu, thương nhân được quyền xác định xuất xứ theo phán quyết trước này.

- Đối với trường hợp hàng hóa xuất khẩu đáp ứng quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa theo điều ước quốc tế hoặc cơ chế ưu đãi thuế quan, tại công văn số 1311/BCT-XNK ngày 11 tháng 3 năm 2021 gửi Bộ Tài chính, Bộ Công Thương đã đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu thêm đề xuất của Bộ Công Thương tại công văn số 3634/BCT-XNK để hướng dẫn việc kê khai xuất xứ trên tờ khai xuất khẩu theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn nhằm đảm bảo phản ánh đúng bản chất hàng hóa có xuất xứ Việt Nam.

- Đối với hàng hóa xuất khẩu không xác định xuất xứ Việt Nam, trường hợp có nghi vấn về xuất xứ, đề nghị cơ quan hải quan căn cứ nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại khoản 2 Điều 35 Luật Quản lý ngoại thương và khoản 2 Điều 28 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP để thực hiện kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.

2. Về việc nhập khẩu bao bì có in sẵn xuất xứ

- Đối với hàng hóa nhập khẩu, đề nghị Tổng cục Hải quan căn cứ Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, Danh mục hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép, điều kiện và chính sách quản lý mặt hàng nhập khẩu để kiểm tra, xử lý theo chức năng, nhiệm vụ.

- Trường hợp bao bì nhập khẩu in sẵn xuất xứ nước ngoài được sử dụng để đóng gói hàng hóa lưu thông trong nước, việc ghi nhãn về xuất xứ hàng hóa được điều chỉnh bởi Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa (sắp tới có thêm Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 43/2017/NĐ-CP). Đề nghị Tổng cục Hải quan căn cứ quy định tại văn bản này và các văn bản pháp luật quy định về hàng giả, hàng nhái lưu thông tại thị trường trong nước để kiểm tra, phòng chống gian lận thương mại.

- Trường hợp bao bì nhập khẩu in sẵn xuất xứ nước ngoài được sử dụng để đóng gói hàng hóa xuất khẩu, Tổng cục Hải quan căn cứ nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 2 Điều 35 Luật Quản lý ngoại thương và khoản 2 Điều 28 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP để kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.

4. Công văn 4032/TCHQ-GSQL năm 2021 hướng dẫn sử dụng mã loại hình B13- xuất khẩu hàng hóa đã nhập khẩu đối với trường hợp hàng hóa xuất khẩu có nguồn gốc nhập khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành

Khi xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc từ hàng nhập khẩu (chưa qua quá trình gia công, chế biến) để trả lại chủ hàng, xuất ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan, DNCX, Tổng cục Hải quan yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố hướng dẫn người khai hải quan thực hiện cụ th như sau:

1. Trường hợp người xuất khẩu là người nhập khẩu ban đầu hoặc được người nhập khẩu ban đầu ủy quyền, ủy thác xuất khẩu và hàng hóa đáp ứng điều kiện không thu thuế xuất khẩu, hoàn thuế nhập khẩu thì sử dụng mã loại hình B13- xuất khẩu hàng đã nhập khẩu.

Lưu ý, khi khai tờ khai xuất khẩu tại chỉ tiêu “Phần ghi chú” trên tờ khai xuất khẩu điện tử hoặc ô “ghi chép khác” của t khai giấy phải khai chính xác, trung thực số tờ khai nhập khẩu của hàng hóa nhập khẩu trước đây và khai rõ “Hàng hóa thuộc đối tượng không thu thuế xuất khẩu, hoàn thuế nhập khẩu theo quy định”.

2. Trường hợp người xuất khẩu không có nhu cầu thực hiện thủ tục không thu thuế xuất khẩu, hoàn thuế nhập khẩu hoặc người xuất khẩu không phải người nhập khẩu ban đầu, người được người nhập khu ban đu ủy quyn, ủy thác xuất khu theo quy định thì sử dụng mã loại hình B11- xuất kinh doanh.

Lưu ý, trường hợp người xuất khẩu không có nhu cầu thực hiện thủ tục không thu thuế xuất khẩu, hoàn thuế nhập khẩu thì khi khai tờ khai xuất khu tại chỉ tiêu “Phần ghi chú” trên tờ khai xuất khẩu điện tử hoặc ô “ghi chép khác” của tờ khai giấy phải ghi rõ nội dung “Tờ khai này không sử dụng để thực hiện các thủ tục không thu thuế xuất khẩu, hoàn thuế nhập khẩu”.

Để nội dung này được thực hiện thống nhất yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố quán triệt đến công chức thực hiện thủ tục, đồng thời tuyên truyền đến cộng đồng doanh nghiệp để thực hiện khai đúng hướng dẫn. 

5. Công văn 3995/TCHQ-TXNK năm 2021 về xử lý thuế đối với tài sản bảo đảm là hàng hóa nhập khẩu miễn thuế do Tổng cục Hải quan ban hành

6. Công văn 3837/TCHQ-TXNK năm 2021 về nhập khẩu kit test xét nghiệm nhanh Covid-19 do Tổng cục Hải quan ban hành

7. Công văn số 1063/QSQL-GQ3 ngày 03/08/2021 của Cục Giám sát quản lý V/v Danh sách các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh quốc tế.

                                                                                                     *Nguồn: Tài Việt tổng hợp


Share: 

Hotline:

(84) 2253 250 250

Email:

[email protected]