Pháo hoa Canh dao tet Tet Nguyen Dan taiviet.net-noel

Sản phẩm - dịch vụ

BẢN TIN HẢI QUAN NGÀY 01-15/03/2021

Tác giả : admin | 13 - 03 - 2021 | 8:11 AM | 1306 Lượt xem

Tài Việt điểm qua một số văn bản pháp luật đáng chú ý trong lĩnh vực Hải Quan thời gian vừa qua (01/03/2021-15/03/2021

1. Công văn số 974/TCHQ-GSQL ngày 02/3/2021 của Tổng cục Hải quan v/v thủ tục hải quan đối với bao bì nhập khẩu

1. Đối với nhập khẩu bao bì để đóng gói hàng hóa nhưng trên bao bì không thể hiện bất kỳ thông tin nào: Cơ quan hải quan, người khai hải quan thực hiện thủ tục hải quan theo đúng quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC).

 2. Đối với nhập khẩu bao bì đã in sẵn một số thông tin (như nhãn hiệu, xuất xứ, hạn sử dụng,...):

2.1. Đối với loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất: Người khai hải quan thực hiện thủ tục nhập khẩu đối với mặt hàng là bao bì để đóng gói hàng hóa xuất khẩu theo quy định tại khoản 4 Điều 54 Thông tư số 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC).

2.2. Đối với nhập khẩu bao bì theo loại hình kinh doanh sản xuất: người khai hải quan thực hiện thủ tục hải quan đối với bao bì nhập khẩu để đóng gói hàng hóa do chính doanh nghiệp sản xuất để xuất khẩu hoặc tiêu thụ nội địa.

3. Cơ quan hải quan không thực hiện thủ tục hải quan đối với mặt hàng là bao bì nhập khẩu đã in sẵn nhãn hiệu, xuất xứ của nước ngoài (như Made in Japan, Made in USA,...).

4. Về áp dụng chính sách quản lý chuyên ngành đối với bao bì nhập khẩu: - Đối với bao bì nhập khẩu là bao bì dùng để đóng gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm: Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành. - Đối với nội dung in trên bao bì nhập khẩu: Các nội dung in trên bao bì nhập khẩu không được vi phạm quy định tại Điều 9 Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19/6/2014 của Chính phủ.

 5. Người khai hải quan phải sử dụng bao bì nhập khẩu theo đúng mục đích đã khai báo với cơ quan Hải quan và chịu trách nhiệm về xuất xứ của hàng hóa sản xuất tại Việt Nam được đóng trong bao bì nhập khẩu này để xuất khẩu theo đúng quy định tại Nghị định số 31/2018/NĐ-CP và Thông tư số 05/2018/TT-BCT hoặc tiêu thụ nội địa.

 6. Khi làm thủ tục hải quan đối với mặt hàng bao bì nhập khẩu, trường hợp phát hiện có dấu hiệu nghi vấn lợi dụng việc nhập khẩu bao bì để đóng gói hàng hóa giả mạo xuất xứ Việt Nam hoặc hàng giả để xuất khẩu hoặc tiêu thụ nội địa thì chuyển thông tin cho bộ phận kiểm tra sau thông quan để thực hiện kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp và xử lý theo quy định

2. Công văn số 969/TCHQ-TXNK ngày 01/3/2021 của Tổng cục Hải quan v/v Thực hiện Thông tư số 06/2021/TT-BTC

3. Quyết định số 369/QĐ-TCHQ ngày 3/3/2021 của Tổng cục Hải quan về việc quy định thẩm quyền và tổ chức thực hiện đối với lĩnh vực quản lý tài chính, tài sản công, ĐTXD, ứng dụng CNTT, kiểm tra nội bộ và lựa chọn nhà thầu trong các đơn vị thuộc và trực thuộc TCHQ

4. Công văn số 1043/TCHQ-GSQL ngày 05/3/2021 của Tổng cục Hải quan v/v Vướng mắc C/O mẫu D

Trên cơ sở phản ánh của Cục Ngoại Thương Thái Lan tại công hàm số 0311/235 ngày 27/1/2021 về việc Hải quan Việt Nam từ chối C/O áp dụng chữ ký và con dấu điện tử; C/O bản giấy trong trường hp hệ thống một cửa ASEAN bị lỗi; C/O khi có sự khác biệt thông tin giữa C/O bản giấy và C/O bản điện tử, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:

Yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh thành phố nghiên cứu và tập huấn, hướng dẫn công chức hải quan thực hiện đúng quy định tại Thông tư số 19/2020/TT-BCT ngày 14/8/2020 của Bộ Công Thương và các công văn hướng dẫn của Tổng cục Hải quan, cụ thể: công văn số 620/GSQL-GQ4 ngày 8/3/20218 công văn số 2174/TCHQ-GSQL ngày 21/4/2019; công văn số 3229/TCHQ-GSQL ngày 19/5/2020; công văn số 6505/TCHQ-GSQL ngày 7/10/2020; công văn số 3123/GSQL-GQ4 ngay 10/9/2020.

Trường hợp phát sinh vướng mắc trong quá trình xử lý, đề nghị các đơn vị báo cáo và đề xuất gửi về Tổng cục Hải quan để được hướng dẫn.

5. Công văn số 1040/TCHQ-TXNK ngày 05/3/2021 của Tổng cục Hải quan v/v Hướng dẫn thuế suất thuế XK

6. Công văn1116/TCHQ-PC năm 2021 về kiến nghị liên quan đến thực hiện nghị định 128/2020/NĐ-CP do Tổng cục Hải Quan ban hành

1. Vướng mắc về thời hạn cung cấp thông tin hải quan đối với tàu biển nhập cảnh Điểm a khoản 1 Điều 66 Nghị định 08/2015/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 59/2018/NĐ-CP) quy định thời hạn cung cấp thông tin hồ sơ hải quan đối với tàu biển nhập cảnh "Bản khai hàng hóa, thông tin về vận đơn: Chậm nhất là 12 giờ trước khi dự kiến cập cảng đối với tàu biển có hành trình dưới 5 ngày: chậm nhất 24 giờ trước khi dự kiến cập cảng đối với tàu biển có hành trình khác". Đối với tàu biển có hành trình dưới 12 tiếng, Tổng cục Hải quan ghi nhận vướng mắc về thời hạn khai báo đối với các phương tiện vận tải có hành trình dưới 12 tiếng để đưa vào nội dung sửa đổi, bổ sung Nghị định thay thế Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và Nghị định 59/2018/NĐ-CP của Chính phủ.

2. Kiến nghị quy định mức phạt phù hợp với hành vi vô ý và cố ý Khoản 1 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định "Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính." Theo quy định này, việc xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện khi cá nhân, tổ chức có lỗi, không phân biệt là lỗi cố ý hay vô ý. Do đó, việc quy định chế tài xử phạt, mức tiền phạt vi phạm hành chính thực hiện theo nguyên tắc trên.

3. Kiến nghị xem xét quy định lại mức tiền phạt Về kiến nghị xem xét quy định mức phạt tại khoản 4 Điều 8 Nghị định 128/2020/NĐ-CP. Tổng cục Hải quan ghi nhận sẽ xem xét thực tiễn quá trình thi hành quy định này để có đánh giá cụ thể và sẽ nghiên cứu khi sửa đổi, bổ sung Nghị định 128/2020/NĐ-CP đảm bảo đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và phù hợp với thực tế áp dụng.

4. Về kiến nghị áp dụng mức phạt của cá nhân cho tổ chức vi phạm Khoản 2 Điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính, điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP quy mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức. Mức phạt tiền quy định tại Điều 8 Nghị định 128/2020/NĐ-CP là mức phạt tiền đối với tổ chức. Việc xác định mức tiền phạt đối với cá nhân, tổ chức phải thực hiện theo quy định nêu trên, do đó đề nghị của các Công ty, các Hiệp hội chỉ áp dụng mức tiền phạt của cá nhân tại Điều 8 là trái quy định của pháp luật trên và không có cơ sở xem xét.

 5. Về phân loại hàng hóa và kiến nghị không xử phạt vi phạm hành chính - Về việc không xử phạt vi phạm hành chính Điểm c khoản 2 Điều 18 Luật Hải quan quy định nghĩa vụ của người khai hải quan trong việc chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự xác thực của nội dung đã khai và các chứng từ đã nộp, xuất trình. Để đảm bảo nghĩa vụ nêu trên của người khai hải quan, Luật Hải quan đã quy định các quyền của người khai hải quan:

 + Xem trước hàng hóa, lấy mẫu hàng hóa, sử dụng các dịch vụ giám định hàng hóa của tổ chức giám định (điểm c khoản 1 Điều 18 Luật Hải quan, khoản 3 Điều 3 Thông tư 14/2015/TT-BTC).

+ Yêu cầu cơ quan hải quan xác định trước mã số hàng hóa (Điểm b khoản 1 Điều 18 Luật Hải quan, Điều 23, Điều 24 Nghị định 08/2015/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 59/2018/NĐ-CP)).

Do đó, doanh nghiệp Logistics có thể căn cứ quy định nêu trên để chủ động sử dụng các cơ chế hỗ trợ, tạo điều kiện của pháp luật để đảm bảo tính chính xác trong việc khai hải quan. Tránh sai sót khi lần đầu khai báo và làm thủ tục hải quan. Căn cứ quy định tại Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính, Điều 6 Nghị định 128/2020/NĐ-CP thì trường hợp vi phạm lần đầu không thuộc trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính. Do đó, kiến nghị về việc không xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm xảy ra do vi phạm lần đầu là không có cơ sở xem xét.

 - Về việc phân loại hàng hóa

Theo quy định tại Điều 26 Luật Hải quan; khoản 2 Điều 16 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP phân loại hàng hóa là việc cơ quan hải quan phải căn cứ vào hồ sơ hải quan, tài liệu kỹ thuật và các thông tin về thành phần, tính chất lý, hóa, tính năng, công dụng của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để xác định tên gọi, mã số của hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam. Theo đó, việc cơ quan hải quan tại nơi doanh nghiệp mở tờ khai chấp nhận hoặc không chấp nhận khai báo của doanh nghiệp căn cứ vào thực tế hồ sơ hải quan của chính lô hàng xuất nhập khẩu tại thời điểm làm thủ tục hải quan để xác định tên gọi, mã số hàng hóa theo quy định. 

                                                                                                   *Nguồn: Tài Việt tổng hợp 


Share: 

Hotline:

(84) 2253 250 250

Email:

[email protected]