Scotiabank dự báo một năm sôi động nữa cho giới đầu tư năm 2025. Các nhà phân tích thấy “chu kỳ nới lỏng đồng bộ” từ ngân hàng trung ương châm ngòi cho các chỉ số chứng khoán tăng mạnh. Bất chấp sự không chắc chắn luôn tiềm ẩn từ việc quay lại Nhà Trắng của Donald Trump ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Mỹ và thương mại quốc tế.
Lạm phát đã là mối quan tâm hàng đầu của kinh tế Mỹ năm 2024. Và dường như nỗi lo sợ liên quan đến giá cả sẽ tiếp tục trong năm 2025. Đến thời điểm này của năm, lạm phát đã dịu lại nhưng vẫn dai dẳng ở trên mốc mục tiêu của Cục dự trữ liên bang 2% theo năm, do báo cáo cáo hơn dự báo về giá hàng hóa cơ bản theo tháng, chỉ số loại bỏ hàng hóa thiết yếu là thức ăn và năng lượng. Theo dự báo kinh tế cập nhật từ Báo cáo tổng hợp dự báo kinh tế của FED (SEP), Ngân hàng trung ương cho thấy lạm phát cơ bản đạt 2.5% sang năm, cao hơn dự báo trước đó 2.2%, trước khi giảm nhiệt xuống 2.2% vào năm 2026 và 2.0% năm 2027.
Đồng đô đang hướng tới năm tốt nhất trong cả thập kỷ khi sức khỏe kinh tế Mỹ kiềm chế theo kỳ vọng về chu kỳ cắt giảm lãi suất của FED và đe doạn từ Tổng thống đắc cử Donald Trump về chính sách thuế quan khắc nghiệt củng cố các dự báo tăng giá tiền tệ. USD bắt đầu xu hướng tăng từ 2011 và đạt đỉnh vào 2016. Từ 2015 đến 2022, USD đi ngang, tăng giá và bùng nổ vào 2022. Sau khi đạt đỉnh vào tháng 9, 2022, USD đi ngang trước khi cất cánh vào 2024.
Trong năm 2024, đồng yên, krone Na uy và đô la New Zealand suy yếu nhất trong nhóm 10, giảm hơn 10% mỗi loại so với đồng bạc xanh vào ngày 27/12. Đồng euro đã mất khoảng 5.5% giao dịch gần 1.04 ăn 1 đô, với ngày càng nhiều các chiến lược gia dự báo rủi ro đồng tiền chung sẽ giảm ngang đồng đô năm tới.
(*) LƯU Ý: Thông tin được tổng hợp bởi Tài Việt từ Yahoo finance, Reuters, Bloomberg, MarketWatch, lplresearch.com và không nhằm đưa ra các ý kiến tư vấn hay gợi ý, chỉ nhằm mục đích tham khảo.
Thuế và hải quan | |
Doanh nghiệp và chứng khoán | |
Văn bản pháp luật | |
Đào tạo nghiệp vụ |
Bản quyền thuộc về Công ty cổ phần Tài Việt
Điện thoại: (84) 2253 250 250 - Fax: (84) 2253 555 456
Email: [email protected]