Pháo hoa Canh dao tet Tet Nguyen Dan taiviet.net-noel

Tin nhanh chứng khoán

Băn khoăn cổ phiếu ngành nhựa

Tác giả : AA006 | 02 - 06 - 2014 | 2:15 PM | 1730 Lượt xem

Theo báo cáo của Hiệp hội DN TP. Hồ Chí Minh, hiện nhiều DN ngành nhựa đã phải thu hẹp hoạt động, cắt giảm nhân công, thậm chí phải đóng cửa do các diễn biến bất ngờ của giá nhựa nguyên liệu tăng mạnh khiến các công ty ngành nhựa không thể thích nghi.

Kinh doanh ảm đạm

Với các DN niêm yết, 2/3 số mã chứng khoán (bao gồm BMP, TTP, SPP, TPC…) đều có báo cáo doanh thu và lợi nhuận kinh doanh trong quý I/2014 sụt giảm mạnh so với cùng kỳ các năm trước đây. Theo thống kê của Vietstock, Nhựa Tân Tiến (TTP) có mức giảm mạnh nhất, chỉ ghi nhận được 2,1 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 77%. Lý do khiến TTP giảm lợi nhuận mạnh như trên là chi phí lãi vay tăng đột biến 9 tỷ đồng.

Riêng hai mã cổ phiếu “đại thụ” trong ngành là Nhựa Bình Minh (BMP) và Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (NTP) cũng ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận khá khiêm tốn, dưới 5%. Theo đại diện NTP, nhằm thúc đẩy tiêu thụ và duy trì thị phần trước các đối thủ, NTP mạnh tay tăng tỷ lệ chiết khấu cho các đại lý. Chính việc theo đuổi chiến lược này nên năm vừa qua và quý I/2014, chi phí bán hàng của NTP tăng lên đáng kể, ảnh hưởng đến kết quả lợi nhuận của DN...

Nhìn chung, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA) của ngành nhựa trong quý I/2014 sụt giảm mạnh so với bình quân toàn thị trường. Điều này cho thấy, hiệu quả sử dụng tài sản của ngành nhựa đang ở mức thấp, do chi phí sản xuất tăng cao.

Cũng theo số liệu thống kê của Vietstock, tổng vay và nợ ngắn hạn của 15 DN nhựa niêm yết tính đến cuối quý I/2014 là 2,490 tỷ đồng, tăng đến 40%; tổng vay và nợ dài hạn 652 tỷ đồng, tăng 60% so với cùng thời điểm ở năm 2013. Theo đó, có DN chỉ tăng vay và nợ ngắn hạn như BMP, NTP; tăng nợ ngắn hạn mà giảm nợ dài hạn như TPC, DTT, BXH, SPP; có đơn vị tăng cả vay ngắn hạn và vay dài hạn như TTP, DNP, AAA…

Đáng chú ý nhất là Nhựa Tân Tiến, tính đến 31/3/2014, DN có khoản vay ngắn hạn 181 tỷ đồng, vay dài hạn 184 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước không có. Khoản nợ này xuất hiện từ đầu quý II/2013 và cũng từ đó mới xuất hiện khoản chi phí lãi vay trên 8,5 tỷ đồng…

Băn khoăn giữa giữ và bán

Không chỉ những dữ liệu nêu trên, ở một góc nhìn khác, NĐT nhận thấy các cổ phiếu ngành nhựa đang bị mất thanh khoản trong các phiên giao dịch gần đây. Đơn cử trường hợp của BMP, trong tháng 4, SCIC (Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước) chỉ bán được có hơn 1.300 cổ phiếu trong tổng số 224.980 cổ phiếu BMP rao bán. Lý do SCIC đưa ra là không đạt được mức giá kỳ vọng. Trong 1 tháng, giá cổ phiếu BMP giảm từ 80.000 đồng/cổ phiếu xuống còn 75.000 đồng/cổ phiếu.

Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, NĐT nên xem xét kỹ hơn đối với cổ phiếu ngành này vì thực tế, xét ở tính an toàn (về các chỉ tiêu tài chính) của ngành nhựa còn được thể hiện qua khả năng thanh toán của các DN. Do vậy, nhìn vào bình quân toàn thị trường, nhiều cổ phiếu ngành nhựa vẫn đem lại lợi ích cho NĐT.

Chẳng hạn, NĐT nắm giữ cổ phiếu NTP hay BMP đều được chi trả cổ tức bằng tiền mặt lên đến 30%. Hay, tỷ lệ đóng góp của hàng tồn kho trong cơ cấu tài sản lưu động của các DN thường đạt trên mức 30%. Đây có thể coi là một ưu thế của nhóm cổ phiếu nhựa, đặc biệt trong giai đoạn khó khăn hiện nay. Đó là chưa kể các DN ngành nhựa đa phần đều đang thay đổi chiến lược kinh doanh, đầu tư nhà máy mới. Điều này mở ra một cơ hội tăng trưởng cao trong các năm tiếp theo.

Lấy cổ phiếu BMP làm điển hình, dù gặp nhiều rắc rối về nợ vay và truy thu thuế, nhưng các chuyên gia phân tích của CTCP Vietcombank (VCBS) vẫn khuyến nghị NĐT nên nắm giữ. Bởi năm 2014, BMP đặt kế hoạch doanh thu đạt 2,200 tỷ đồng (tăng 5,4% so với năm trước), lợi nhuận trước thuế đạt 500 tỷ đồng (tăng 0,2% so với năm trước), cổ tức bằng tiền mặt tối thiểu 20%.

Cũng theo VCBS, doanh thu tăng trưởng bình quân của BMP khoảng 10%/năm. Hiện nay, thị trường trong nước đang chịu sự cạnh tranh cao, nhưng chưa bị bão hòa. Hơn nữa, NĐT cần nhìn thấy yếu tố mới, trong năm 2014 thị trường BĐS và xây dựng được nhận định sẽ có những chuyển biến khả quan hơn. Do đó, với sự nỗ lực của các công ty ngành nhựa, kế hoạch kinh doanh 2014 với mục tiêu đặt ra của các DN là khả thi.

Nguồn: FPTS


Tag:
  • TTCK
  • ,
  • Share: 

    Hotline:

    (84) 2253 250 250

    Email:

    [email protected]